Quy Trình Sản Xuất Nước Cốt Dừa Đóng Hộp Quy Mô Công Nghiệp

Nước cốt dừa là nguyên liệu thông dụng, đặc biệt là khu vực miền Nam và miền Tây nước ta. Có rất nhiều món ăn, chè, bánh sử dụng nước cốt dừa làm nguyên liệu để giúp tăng hương vị và giúp cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Trong bài viết này, Cơ Khí Anpha – Anpha Tech sẽ giới thiệu đến bạn đọc chi tiết quy trình sản xuất nước cốt dừa đóng hộp theo quy mô công nghiệp được nhiều doanh nghiệp sản xuất áp dụng hiện nay. Mời bạn đọc cùng theo dõi. 

Quy trình sản xuất nước cốt dừa đóng hộp quy mô công nghiệp

Quy trình sản xuất nước cốt dừa đóng hộp bao gồm nhiều công đoạn để xử lý, chế biến những trái dừa khô thành nước cốt dừa trắng mịn, chất lượng đóng gói, bảo quản trong hộp. Quy trình sản xuất gồm các bước như sau: 

quy trình sản xuất nước cốt dừa đóng hộp
Quy trình sản xuất nước cốt dừa đóng hộp quy mô công nghiệp

Chọn và xử lý nguyên liệu

Nguyên liệu sử dụng để sản xuất, chế biến nước cốt dừa là những trái dừa già, khô tự nhiên. Chỉ khi dừa đủ già, chất lượng cơm dừa mới ở trạng thái tốt nhất, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nước cốt dừa, do đó khâu lựa chọn dừa nguyên liệu cần phải kỹ lưỡng. 

Những trái dừa đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa đến công đoạn tiếp theo để tiến hành xử lý tách bỏ lớp vỏ, bỏ phần gáo dừa chỉ giữ lại phần cơm phía bên trong. 

Chần nguyên liệu sau khi xử lý

Dừa sau khi được tách khỏi vỏ thành từng miếng cơm dừa sẽ được vận chuyển đến một khu vực khác để tiến hành chần. Công đoạn chần dừa này có tác dụng vô hiệu hóa enzyme có trong cơm dừa và tiêu diệt các loại vi sinh vật, vinh khuẩn bám trên cơm dừa. Ngoài ra, công đoạn chần cơm dừa cũng giúp hạn chế sự oxy hóa của chất béo và những biến đổi khác làm ảnh hưởng đến chất lượng nước cốt dừa. 

Cơm dừa sẽ được chần khoảng 1 – 2 phút trong nước sôi 100 độ C, sau khi chần xong độ ẩm và khối lượng của cơm dừa sẽ tăng lên. Cơm dừa chần xong sẽ vận chuyển đến công đoạn tiếp theo. 

Gọt lớp vỏ nâu trên cơm dừa

Cơm dừa sau khi chần sẽ được chuyển đến khu vực khác và để nguội về nhiệt độ thường. Khi cơm dừa nguội sẽ bắt đầu gọt bỏ lớp vỏ màu nâu trên mặt vì đây là phần có chứa tannin và có hàm lượng acid béo cao nên cần được loại bỏ để tránh tình trạng làm cho nước cốt dừa dễ bị oxi hóa và bị sẫm màu, ảnh hưởng đến chất lượng nước cốt dừa thành phẩm. Sau khi gọt bỏ lớp vỏ nâu, cơm dừa được đưa đi rửa sạch lại. 

Gọt lớp vỏ nâu trên cơm dừa
Gọt lớp vỏ nâu trên cơm dừa

Rửa cơm dừa

Phần cơm dừa đã gọt bỏ lớp vỏ nâu sẽ được đem rửa sạch với nước ở mức áp suất cao nhằm loại bỏ hết bụi bẩn bám dính lên trong quá trình gọt vỏ. 

Nghiền cơm dừa

Cơm dừa đã rửa sạch tiếp tục được đưa đến công đoạn tiếp theo để tiến hành nghiền nhỏ. Công đoạn nghiền này sẽ phá vỡ cấu trúc của cơm dừa để giúp cho nước, lipid và protein trong cơm dừa dễ thoát hết ra ngoài khi ép, trích ly nước cốt dừa. 

Ép (trích ly) nước cốt dừa

Cơm dừa sau khi được nghiền nhỏ xong sẽ đến công đoạn ép (hoặc trích ly tùy xưởng sản xuất) nước cốt dừa khỏi cơm dừa. Cơm dừa nghiền mịn sẽ được cho vào những chiếc túi vải hoặc cotton rồi buộc chặt, sau đó đặt túi giữa hai tấm bản cứng rồi bắt đầu ép. Lực nén của hai tấm bản sẽ ép cho nước cốt dừa thoát ra ngoài.

Lọc nước cốt dừa

Nước cốt dừa sau khi lọc xong sẽ được đem đi lọc lại, công đoạn này nhằm loại bỏ phần bã và tạp chất lẫn vào nước cốt dừa ở công đoạn lọc, giúp cho nước cốt dừa trong, mịn hơn.  

Phối trộn

Sau công đoạn lọc, nước cốt dừa sẽ được đưa đi phối trộn với các nguyên liệu và phụ gia cần thiết như chất chống oxy hóa, chất chống nấm, men, mốc và hương dừa,… 

Việc thêm các phụ gia màu vào nước cốt dừa có tác dụng giữ cho chất lượng nước cốt dừa không bị giảm sút, hư hỏng sau khi đóng hộp đồng thời giúp kéo dài thời gian bảo quản, sử dụng.

Đồng hóa nước cốt dừa

Công đoạn đồng hóa nước cốt dừa trong quy trình sản xuất nước cốt dừa đóng hộp có tác dụng giúp cho các thành phần trở nên đồng nhất, tăng tính ổn định, khi đóng gói và bảo quản trong hộp sẽ không xảy ra tình trạng nước cốt dừa bị tách lớp, tách béo. Ngoài ra, khi nước cốt dừa được đồng hóa đồng nhất thì khả năng truyền dẫn nhiệt cũng tăng lên, nhờ đó mà quá trình thanh trùng, tiệt trùng sẽ đạt được hiệu quả tốt. 

Đóng hộp

Sau công đoạn đồng hóa, nước cốt dừa sẽ được đưa đi chiết rót bằng máy chiết rót định lượng chuyên dụng để đóng hộp vào chai nhựa, túi nilon hoặc lon nhôm,… để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng.

Đóng hộp
Đóng hộp

Tiếp đến, nước cốt dừa đóng hộp sẽ được đưa đi thanh trùng, tiệt trùng lần cuối để loại bỏ toàn bộ vi sinh vật, khi khuẩn gây hại. Sau đó sản phẩm được dán tem nhãn rồi đưa đi lưu kho bảo quản hoặc phân phối ra thị trường để tiêu thụ. 

Lời kết

Bạn đọc vừa tham khảo qua một số thông tin chi tiết về quy trình sản xuất nước cốt dừa đóng hộp theo quy mô công nghiệp được áp dụng phổ biến tại các xưởng sản xuất nước cốt dừa hiện nay. Mong rằng những chia sẻ của Cơ Khí Anpha trong bài viết trên sẽ có ích với bạn đọc.

Bài viết liên quan

Quy Trình Sản Xuất Mít Sấy Đóng Gói Theo Tiêu Chuẩn Công Nghiệp

Mít sấy dẻo hay sấy giòn là món ăn vặt được các bạn nhỏ rất...

Quy Trình Sản Xuất Bột Cá Từ A – Z

Bột cá là một thành phần quan trọng không thể thiếu để sản xuất ra...

Những Lợi Ích Khi Đưa Máy Đóng Gói Bánh Xốp Vào Quy Trình Sản Xuất

Khi máy đóng gói bánh xốp được đưa vào sử dụng trong quy trình sản...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *