Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Hủ Tiếu Khô Tiêu Chuẩn

Sợi hủ tiếu khô là nguyên liệu chính được dùng để nấu ra những tô hủ tiếu thơm ngon, dai dai được bày bán rộng rãi từ các cửa tiệm lớn đến các quán bình dân lề đường. Tuy là một món ăn quen thuộc với nhiều người, nhưng sợi hủ tiếu được làm ra từ nguyên liệu chính là gì, quy trình sản xuất hủ tiếu gồm những bước nào thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng với Cơ Khí Anpha tìm hiểu chi tiết về các công đoạn sản xuất sợi hủ tiếu để biết nguyên liệu này được làm ra như thế nào nhé. 

Quy trình sản xuất hủ tiếu khô chi tiết từng bước

Dưới đây là các công đoạn chi tiết trong quy trình sản xuất hủ tiếu khô, bạn đọc có thể tham khảo để biết sợi hủ tiếu khô được làm ra như thế nào. 

Quy trình sản xuất hủ tiếu khô chi tiết từng bước
Quy trình sản xuất hủ tiếu khô chi tiết từng bước

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu dùng để sản xuất sợi hủ tiếu khô là gạo. Ngoài ra trong quá trình sản xuất còn sử dụng thêm một số loại phụ gia khác để sợi  hủ tiếu làm ra có độ dai, giúp sợi hủ tiếu trắng và ức chế sự sinh sôi của các loại vi sinh, nấm mốc sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hủ tiếu. 

Gạo sử dụng để sản xuất hủ tiếu có thể sử dụng một loại hoặc phối trộn nhiều loại gạo lại với nhau để hủ tiếu làm ra có chất lượng tốt nhất. Một vài loại gạo thường được dùng để sản xuất hủ tiếu như: Gạo S10, gạo C524, gạo long định, gạo hàm châu,… 

Gạo sản xuất hủ tiếu có thể dùng gạo mới hoặc gạo cũ đều được. Gạo cũ thì sợi hủ tiếu làm ra sẽ tơi xốp và sản lượng cao hơn gạo mới nhờ hàm lượng amylose trong gạo mới cao hơn gạo cũ. 

Vo gạo 

Sau khi chuẩn bị gạo xong, trước khi đem ngâm cho hạt gạo mềm ra thì gạo sẽ được đưa đi vo rửa qua với nước để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn bám trên bề mặt cũng như lớp cám bám trên gạo trong quá trình xay xát. 

Công đoạn vo rửa gạo có thể được làm thủ công hoặc máy móc tùy vào quy mô của xưởng sản xuất hủ tiếu. 

Ngâm gạo

Sau khi vo rửa sạch sẽ, gạo sẽ được ngâm trong nước với thời gian khoảng 12 – 24 tiếng để làm mềm hạt gạo, các công đoạn xay, nghiền tiếp theo sẽ diễn ra thuận lợi hơn. 

Khi ngâm gạo, lượng nước cho vào phải cao hơn bề mặt gạo khoảng 20cm (1 gang tay). Nếu gạo ngâm là gạo mới thì thời gian ngâm chỉ cần từ 12 – 18 tiếng, còn nếu sử dụng gạo cũ thì thời gian ngâm sẽ dài hơn, từ 18 – 24 tiếng. 

Nước dùng để ngâm gạo phải được xử lý trước khi ngâm để tránh tình trạng hạt gạo bị chua hoặc nhiễm kim loại nặng. Nếu thời tiết lạnh, thời gian ngâm gạo có thể kéo dài hơn.

Xay gạo

Gạo sau khi ngâm đủ thời gian sẽ được đưa đi xay, nghiền mịn cùng với một lượng nước nhất định để tạo thành một hỗn hợp sệt đồng nhất. Việc nghiền mịn gạo sẽ giúp cho các công đoạn tráng, hấp để tạo sợi hủ tiếu diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn, sợi hủ tiếu thành phẩm có độ dai khi ăn. 

Xay gạo
Xay gạo – quy trình sản xuất hủ tiếu

Phối trộn phụ gia

Sau khi xay gạo với nước thành một hỗn hợp lỏng đồng nhất, công đoạn tiếp theo là tiến hành phối trộn hỗn hợp này với các loại phụ gia cần thiết để tạo độ dai, giữ ổn định cấu trúc, tạo độ bóng, độ kết dính, giúp sợi hủ tiếu trắng trẻo, và hạn chế sự xâm nhập của các loại vi sinh, nấm mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng của hủ tiếu. 

Tráng và hấp hỗn hợp bột gạo

Khi đã phối trộn xong các nguyên liệu, phụ gia cần thiết, kế đến hỗn hợp bột gạo sẽ được đưa đi tráng và hấp chín (hay còn gọi là hồ hóa). Công đoạn này có tác dụng giúp làm chín bột và định hình hỗn hợp lỏng ban đầu thành từng tấm. 

Phơi, sấy

Sau khi hấp chín, những tấm bánh hủ tiếu này sẽ được đưa đi phơi dưới trời nắng hoặc sấy bằng các thiết bị sấy chuyên dụng để giảm bớt lượng hơi nước. Độ ẩm của bánh hủ tiếu sau khi phơi xong phải dưới 20%.

Cắt sợi 

Khi bánh hủ tiếu đạt đến mức độ ẩm cần thiết, bánh sẽ được đưa đi cắt thành sợi bằng các thiết bị cắt chuyên dụng. Độ rộng của sợi hủ tiếu thường là 1mm. 

Cắt sợi 
Cắt sợi – quy trình sản xuất hủ tiếu

Đóng gói vào bao bì

Công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất hủ tiếu là đóng gói hủ tiếu sợi khô thành phẩm vào bao bì bằng máy đóng gói hủ tiếu tự động, chuẩn bị phân phối ra thị trường, đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường để chế biến thành các món ăn ngon. 

Lời kết

Với bài viết Cơ Khí Anpha vừa chia sẻ ở trên, bạn đọc đã nắm được các công đoạn chi tiết của quy trình sản xuất hủ tiếu khô, biết được nguyên liệu chính của món ăn thơm ngon và quen thuộc này được làm ra thế nào, trải qua các khâu xử lý nào,… Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ có ích với bạn đọc. 

Bài viết liên quan

Tìm Hiểu Các Công Đoạn Trong Quy Trình Sản Xuất Chao

Chao là một trong số những loại thực phẩm đặc trưng được dùng để chế...

Quy Trình Sản Xuất Bơ Đậu Phộng Tiêu Chuẩn

Bơ đậu phộng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và được sử dụng...

Hướng Dẫn Cách Đóng Gói Hàng Chất Lỏng An Toàn, Đúng Chuẩn

Các mặt hàng chất lỏng luôn được chú trọng rất nhiều trong khâu đóng gói...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *