PLC là thiết bị được sử dụng trong rất nhiều thiết bị máy móc, thiết bị điện tử. Trong bài viết này, Cơ Khí Anpha sẽ giải đáp chi tiết về lập trình PLC là gì, những thông tin liên quan và ứng dụng của PLC trong sản xuất. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
PLC là gì?
PLC là (tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Programmable Logic Controller) thiết bị điều khiển lập trình, nó cho phép người sử dụng có thể điều khiển hoạt động của của một loạt sự kiện trên các thiết bị điện tử bằng thuật toán điều khiển logic. Chuỗi sự kiện sẽ được kích hoạt thực hiện khi có một tác nhân kích thích vào. PLC sẽ hoạt động bằng cách quét và tiếp nhận trạng thái đầu ra, đầu vào để hoạt động. Một khi thông tin đầu vào có sự thay đổi thì hoạt động đầu ra cũng sẽ thay đổi theo.
Một số hàng sản xuất PLC nổi tiếng trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: Mitsubishi, Rockwell, Delta, Siemens, INVT,…
Cấu tạo của bộ lập trình PLC
Hầu hết các hệ thống lập trình PLC đều được cấu tạo nên từ một số bộ phận chính sau
- Bộ phận xử lý trung tâm (CPU)
- Nguồn cấp điện
- Bộ nhớ: RAM, ROM
- Module giao tiếp
- Module đầu vào
- Module đầu ra
Nguyên lý hoạt động của lập trình PLC
Hệ thống lập trình PLC hoạt động theo nguyên lý sau:
Bộ phận xử lý trung tâm (CPU) là nơi tiếp nhận, xử lý tất cả các hoạt động của PLC. Thông tin, tín hiệu từ đầu vào sẽ được đưa tới CPU xử lý theo logic được lập trình sẵn. Tín hiệu sau khi được xử lý xong thì sẽ truyền đến đầu ra và các hoạt động được thực thi theo thứ tự.
Ưu điểm của hệ thống điều khiển PLC
Một số ưu điểm nổi bật khi ứng dụng hệ thống điều khiển PLC vào các hoạt động sản xuất:
- Chương trình có thể thay đổi theo ý muốn của người lập trình.
- Có thể sử dụng để lập trình cho nhiều ứng dụng khác nhau.
- Cấu tạo của PLC khá đơn giản, hệ thống bo mạch ít giúp cho việc dọn dẹp, thay thế dễ dàng khi cần.
- PLC có khả năng thực hiện những thuật toán phức tạp với độ chính xác rất cao.
- Thiết bị có thể hoạt động ổn định ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
- Cấu trúc của PLC dạng module nên dễ dàng thay thế, mở rộng.
Ứng dụng của lập trình PLC
Hệ thống lập trình PLC được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều ngành nghề và thiết bị máy móc như:
Ứng dụng của lập trình PLC trong sản xuất ô tô
Lập trình PLC có vai trò rất quan trọng đối với ngành sản xuất ô tô. Thiết bị này được sử dụng để điều khiển các dây chuyền sản xuất, lắp ráp hàng loạt, hệ thống băng chuyền… Việc ứng dụng lập trình PLC vào hoạt động sản xuất ô tô giúp nâng cao hiệu quả công việc, tăng năng suất và hạn chế tối đa sai sót trong quá trình sản xuất.
Ứng dụng trong ngành công nghệ sản xuất
Ngoài ngành công nghiệp sản xuất ô tô, lập trình PLC cũng được ứng dụng trong hầu hết các nhà máy, xưởng sản xuất hàng hóa đang hoạt động trên thị trường hiện tại.
Khi ứng dụng lập trình PLC vào hoạt động sản xuất, hiệu quả công việc được nâng cao, thời gian sản xuất được rút ngắn.
Hệ thống lập trình PLC cũng được công ty Cơ Khí Anpha sử dụng để sản xuất các thiết bị máy đóng gói tự động.
Lập trình PLC trong ngành công nghiệp thực phẩm
Hệ thống điều khiển lập trình PLC được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm. Các quy trình đóng gói, chiết rót, phối trộn sẽ được kiểm soát chặt chẽ, chính xác bởi lập trình PLC. Nhờ đó và hiệu suất công việc của các doanh nghiệp thực phẩm không ngừng được cải thiện.
Ứng dụng của lập trình PLC trong ngành năng lượng:
Lập trình PLC cũng được ứng dụng phổ biến trong ngành năng lượng, cụ thể là trong các trạm biến áp, các hệ thống phân phối điện năng, các nhà máy phát điện… Việc sử dụng PLC sẽ giúp cho các nhà máy, các trạm phân phối điện năng kiểm soát được quá trình sản xuất, phân phối điện có các cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Lời kết
Bài viết trên đây, Anpha Tech vừa chia sẻ với bạn đọc một số thông tin chi tiết về PLC. Qua đó, bạn đọc đã nắm được PLC là gì, những thông tin cần biết về hệ thống lập trình PLC và ứng dụng của PLC trong các hoạt động sản xuất hiện nay.
Bài viết liên quan
Sấy Chân Không Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Và Ưu Nhược Điểm
Quá trình sấy chân giúp làm khô sản phẩm nhanh chóng trong môi trường có...
Th3
Semolina Là Gì? Công Dụng Và Các Loại Bột Semolina Được Dùng Phổ Biến
Semolina là một loại bột được sử dụng rất nhiều trong chế biến thức ăn,...
Th3
Hạt Trân Châu Làm Từ Bột Gì? [Góc Giải Đáp]
Trân châu là loại topping quan trọng của trà sữa, món đồ uống được yêu...
Th6