Quy Trình Sản Xuất Bánh Mì Tiêu Chuẩn Hiện Nay

Bánh mì là món ăn quen thuộc, phổ biến và rất được ưa chuộng. Người ta thường dùng bánh mì để làm bữa sáng hoặc các bữa ăn nhẹ trong ngày, bởi đây là món ăn được bày bán khắp nơi, có thể tìm mua bất cứ khi nào. Mặc dù là món ăn phổ biến và được nhiều người yêu thích, tuy nhiên nhiều người vẫn không hề biết bánh mì được làm ra như thế nào hay nguyên liệu chính để làm bánh mì là gì. Trong bài biết dưới đây, bạn đọc hãy cùng với công ty Cơ Khí Anpha tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất bánh mì tiêu chuẩn hiện nay.

Quy trình sản xuất bánh mì tiêu chuẩn

Quy trình sản xuất bánh mì có nhiều công đoạn, mỗi một công đoạn đều có tác dụng cụ thể để làm ra những chiếc bánh có chất lượng tốt nhất. Quy trình các bước cụ thể như sau: 

Quy trình sản xuất bánh mì
Quy trình sản xuất bánh mì tiêu chuẩn

Chuẩn bị và cân đo nguyên liệu làm bánh

Nguyên liệu để làm bánh mì cần có: Bột mì, men bột, đường, trứng và muối. Ngoài ra, tùy vào loại bánh bạn muốn làm là bánh gì để chuẩn bị thêm các loại nguyên liệu phù hợp.

Các thiết bị hỗ trợ: Máy trộn bột, cân, máy đóng gói bánh mì sau khi nướng…

Trộn nguyên liệu

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cần dùng để làm bánh mì. Bạn cần tiến hành trộn đều tất cả các nguyên liệu này lại với nhau thành một hỗn hợp đồng nhất. 

Nhào bột làm bánh mì

Sau khi bột được trộn đều xong, khâu tiếp theo của quy trình sản xuất bánh mì là bột đã trộn đều sẽ được mang đi nhào. Khâu này rất quan trọng bởi bột cần được nào vừa đủ, không được quá kỹ hay nhào quá ít đều làm ảnh hưởng đến độ nở của bánh khi nướng. 

Một khối bột được nhào vừa đủ là bột dẻo và dai, không bị dính, bề mặt của bột khi sờ vào có cảm giác trơn mịn.

Nhào bột làm bánh mì
Nhào bột làm bánh mì

Lên men bột 

Sau khi nhào bột đến một mức vừa đủ, bột sẽ được để nghỉ ngơi và lên men. Quá trình này sẽ tạo nên độ bông, xốp cho bánh. Khâu này rất quan trọng nên cần được tính toán kỹ lưỡng, bởi nếu bột chưa được lên men đủ, bánh mì sẽ không đạt được chất lượng như mong muốn. Nếu thời gian lên men của bột quá lâu thì bột sẽ bị chua và làm ảnh hưởng đến hương vị của bánh.

Ép khí

Sau khi lên men xong bột thường có bọt khí sinh ra ở bên trong. Cần loại bỏ bớt phần bọt khí này để men được phân tán đều đồng thời nhiệt độ của khối bột cũng được phân tán đều khắp khối bột lớn. 

Chia bột 

Bước tiếp theo của quy trình sản xuất bánh mì là chia bột. Đây là thao tác phân chia khối bột lớn thành từng khối nhỏ hơn có trọng lượng bằng nhau. Việc chia bột cần được thực hiện nhanh chóng để hạn chế tình trạng bột lên men quá nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng của bánh. 

Bột sau khi được chia khối cần được vê thành khối tròn và để cho bột nghỉ trong khoảng từ 10 – 20 phút. Việc để cho bột nghỉ sẽ giúp cấu trúc của bột ổn định lại sau khi chia khối.

Quy trình sản xuất bánh mì - Chia bột 
Quy trình sản xuất bánh mì – Chia bột

Tạo hình cho bánh

Sau khi để bột nghỉ xong, bột sẽ được mang đi tạo hình. Hình dáng của bánh mì sẽ được làm tùy ý hoặc tùy theo công thức được đưa ra. 

Sau khi tạo hình cho bánh xong, bột lại tiếp tục được để nghỉ trong khoảng 5 phút để phục hồi tất cả các tính chất của bột  nhào. Sau khi khỉ bánh sẽ được chuyển đến các khâu tiếp theo.

Đợi bánh nở

Quá trình này, kích thước của bánh sẽ nở ra gần như tối đa. Kích thước của bánh sau khi nở có thể tương đương với kích thước của bánh sau khi đã nướng chín. 

Rạch bánh

Rạch bánh trước khi nướng là điều bắt buộc. Ngoài việc tạo hình cho bánh ra thì những đường rạch này còn có tác dụng giúp cho bánh nở tốt hơn khi nướng.

Thông thường, dao dùng để rạch bánh là loại dao chuyên dụng, độ bền cao để các đường rạch trên bánh được tạo ra đẹp, sắc nét hơn. 

Nướng bánh

Sau khi đã rạch bánh, phần bánh này sẽ được đưa vào lò để nướng chín. Tùy từng loại bánh, kích thước của bánh mà thời gian và nhiệt độ để nướng bánh sẽ được canh chỉnh cho phù hợp. 

Quy trình sản xuất bánh mì - Nướng bánh
Quy trình sản xuất bánh mì – Nướng bánh

Đóng gói bánh vào bao bì

Sau khi được nướng chín, bánh mì sẽ được làm nguội, sau đó được đóng gói vào bao bì để bảo quản và vận chuyển đi tiêu thụ. Để bánh mì được đóng gói đồng đều, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất bánh thường dùng các loại máy đóng gói bánh mì chuyên nghiệp. Nhờ đó, tốc độ đóng gói và số lượng bánh mì được đóng gói sẽ cao hơn rất nhiều so với khi đóng gói thủ công bằng sức người. 

Lời kết

Qua những thông tin chi tiết về quy trình sản xuất bánh mì công ty Cơ Khí Anpha chúng tôi đã tìm hiểu và chia sẻ ở trên. Bạn đọc đã nắm được nguyên liệu để làm bánh mì là gì và những công đoạn cụ thể, cần thiết để làm ra những chiếc bánh mì thơm ngon hấp dẫn. Mong rằng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên sẽ có với bạn đọc. 

Những khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị máy đóng gói chuyên nghiệp có thể tham qua website của Máy Đóng Gói Anpha, hoặc liên hệ qua hotline để được tư vấn hỗ trợ thông tin nhanh chóng, chính xác nhất.

Bài viết liên quan

Gia Vị Là Gì? Phân Loại Và Tổng Hợp Một Số Loại Gia Vị Phổ Biến, Có Lợi Cho Sức Khỏe

Sự đa dạng của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam một phần là do...

Cách Làm Bột Rau Má Sấy Lạnh Đóng Gói Chuẩn Công Nghiệp

Bột rau má là loại thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc thanh...

Cách Làm Ớt Bột Khô Tại Nhà Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

Ớt bột là một trong số những loại gia vị quan trọng không thể thiếu...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *