Bánh gạo là món bánh ăn vặt quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Với hương vị thơm ngon, sự kết hợp hài hòa của các loại gia vị và mùi thơm tự nhiên của nguyên liệu làm bánh, độ giòn sau khi nướng tạo nên một món bánh mà khó ai có thể không thích khi thưởng thức. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng với Cơ Khí Anpha – Anpha Tech tìm hiểu về quy trình sản xuất bánh gạo, các bước từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khi đóng gói hoàn tất.
Quy trình sản xuất bánh gạo cần trải qua những công đoạn nào?
Quy trình sản xuất bánh gạo tiêu chuẩn gồm có những bước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh gạo
Gạo là nguyên liệu chính để làm bánh gạo, do đó để bánh gạo làm ra thơm ngon thì nguyên liệu đầu vào cần được kiểm tra cẩn thận, lựa chọn kỹ càng và sử dụng những loại gạo có mùi thơm, độ dẻo tự nhiên.
Trong quá trình kiểm tra, lựa chọn nguyên liệu làm bánh gạo, những lô nguyên liệu không đáp ứng được tiêu chuẩn cần được loại bỏ để tránh làm ảnh hưởng đến hương vị của bánh. Những lô gạo đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa đến các công đoạn tiếp theo là làm sạch và ngâm.
Ngâm và nghiền gạo
Những lô gạo đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng được đề ra sẽ được đưa đi vo sạch với nước, sau đó ngâm với nước trong vòng khoảng 7 – 9 tiếng để gạo mềm ra. Công đoạn này sẽ hỗ trợ cho quá trình nghiền mịn gạo diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Sau khoảng 7 – 9 tiếng ngâm trong nước, gạo được vót ra khỏi bồn và đưa đến máy nghiền để nghiền mịn. Độ mịn của gạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bánh gạo, do đó công đoạn này cần được giám sát chặt chẽ, đảm bảo bột gạo sau khi nghiền phải mịn. Độ ẩm của bột gạo sau khi nghiền xong dao động trong khoảng từ 30 – 32%.
Phối trộn và hấp bánh
Sau khi nghiền mịn gạo xong, bột gạo sẽ được phối trộn với các nguyên liệu cần thiết khác như: Đường, bột sắn hoặc bột bắp sau đó cho tất cả hỗn hợp nguyên liệu đã phối trộn vào nồi hấp.
Sau khi hấp chín, khối bột ban đầu sẽ chín và trở nên dẻo, mềm mịn và cấu trúc sẽ ổn định, bánh gạo làm ra sẽ giòn, xốp hơn.
Đùn bánh và làm mát
Khối bột sau khi hấp chín sẽ được đưa vào máy đùn để tạo ra một khối bột có màu trắng hơn, khối bột được trộn đều nên độ ẩm của bột sẽ đồng đều.
Bột đùn xong sẽ được đưa đi làm mát bằng nước, đợi cho đến khi khối bột nguội, đạt mức nhiệt độ cần thiết thì bột được đưa đến công đoạn tiếp theo.
Tạo hình cho bánh gạo
Bánh gạo sau khi được làm nguội thì sẽ được đưa vào thiết bị cán mỏng và tạo hình bánh. Hình dáng của bánh gạo có thể là hình tròn, hình chữ nhật cạnh tròn, hình oval,… Mỗi thương hiệu sẽ có một tạo hình riêng biệt để làm điểm nhấn, tạo ấn tượng với người tiêu dùng.
Sấy bánh lần 1
Sau khi tạo hình xong, bánh được đưa đi sấy nhằm làm giảm bớt độ ẩm trong bánh. Thời gian cho lần sấy này rơi vào khoảng 2 – 3 tiếng.
Ủ phôi và sấy lần 2
Phôi bánh sau khi sấy để giảm bớt độ ẩm sẽ được đưa đi ủ, công đoạn này có tác dụng giúp cho phôi bánh được ổn định, độ ẩm được phân tán đều, thời gian ủ phôi bánh gạo là từ 48 – 72 tiếng.
Sau khi ủ xong, phôi bánh tiếp tục đưa đi sấy lần thứ 2 để làm giảm thấp độ ẩm trong phôi.
Sấy nở bánh
Công đoạn này sẽ làm cho phôi bánh bung nở và trở nên giòn xốp. Do đó cần phải chú trọng đến nhiệt độ và theo dõi sát quá trình sấy bánh.
Phun đường và gia vị
Sau khi bánh bung nở thành hình, thiết bị phun gia vị được khởi động để phun các loại gia vị cần thiết để được phối trộn đều lên mặt bánh. Bên trên lớp gia vị là một lớp nước đường.
Sau khi phun gia vị xong, bánh được sấy khô lại lần cuối để chuẩn bị cho công đoạn đóng gói bánh vào bao bì.
Đóng gói bánh gạo
Công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất bánh gạo là đóng gói bánh gạo thành phẩm vào bao bì, đóng hộp để thuận tiện cho việc bảo quản, phân phối đi tiêu thụ.
Bánh gạo sau khi được nướng xong sẽ được đưa đến khu đóng gói, ở đây các thiết bị đóng gói bánh gạo tự động đã được thiết lập sẵn các thông số cần thiết, từng chiếc bánh sẽ được đưa vào bao bì và đóng gói chắc chắn, đồng đều rất bắt mắt. So với đóng gói thủ công, khi ứng dụng máy đóng gói bánh tự động vào hoạt động sản xuất bánh gạo góp phần nâng cao năng suất công việc, số lượng bánh được đóng gói tăng lên.
Sau khi bánh được đóng gói vào bao bì xong sẽ được đưa vào kho để bảo quản hoặc được vận chuyển đi phân phối cho các đại lý ở khắp nơi để tiêu thụ.
Lời kết
Bài viết trên, Cơ Khí Anpha – Anpha Tech vừa chia sẻ đến bạn đọc thông tin chi tiết về quy trình sản xuất bánh gạo theo tiêu chuẩn công nghiệp được áp dụng tại hầu hết các xưởng sản xuất, kinh doanh bánh gạo trên thị trường hiện nay. Mong rằng những chia sẻ trên của Cơ Khí Anpha đã giúp bạn có thêm một số thông tin có ích.
Bài viết liên quan
Máy Đóng Gói Bột Cà Ri Chuyên Nghiệp Tại Anpha Tech
Cà ri là loại gia vị được sử dụng rất nhiều để chế biến các...
Th1
Quy Trình Sản Xuất Bánh Bông Lan Tại Các Xưởng Bánh Công Nghiệp
Bánh bông lan là một loại bánh có hương vị thơm ngon, béo béo, mềm...
Th8
Bột Mì Tinh Là Gì? Các Loại Bột Mì Tinh Thông Dụng Và Những Món Ăn Được Chế Biến Từ Bột Mì Tinh
Bột mì tinh là một loại thực phẩm được sử dụng rất phổ biến trong...
Th6