Sữa đậu nành là loại thức uống chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể, là món đồ uống yêu thích của rất nhiều người dùng. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng với Cơ Khí Anpha tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất sữa đậu nành tiệt trùng và đóng gói sữa chuyên nghiệp, tiêu chuẩn hiện nay.
Quy trình sản xuất sữa đậu nành tiệt trùng và đóng gói sữa vào bao bì
Quy trình sản xuất sữa đậu nành gồm có rất nhiều công đoạn để làm ra những hộp sữa/ túi sữa được đóng gói chỉn chu. Bạn đọc có thể tham khảo các công đoạn chi tiết trong quy trình sản xuất sữa đậu nành Anpha Tech chia sẻ dưới đây.
Chọn nguyên liệu
Đậu nành – nguyên liệu sử dụng để sản xuất sữa đậu nành tiệt trùng cần được tuyển chọn kỹ càng, hạt đậu không bị sâu, thối, không có mùi và phải còn nguyên vẹn, không nứt vỡ.
Độ ẩm của đậu nành dùng làm sữa không được vượt quá 17% khối lượng, lượng hạt đậu bị vỡ không được vượt quá 5% tổng khối lượng, lượng hạt hư hỏng không nhiều hơn 2% tổng khối lượng nguyên liệu.
Làm sạch nguyên liệu
Nguyên liệu sau khi được tuyển chọn kỹ càng, đặt tiêu chuẩn sẽ được đưa đi làm sạch, loại bỏ hết tất cả bụi bẩn, tạp chất và vi sinh vật bám trên hạt đậu. Sau khi làm sạch, hạt đậu sẽ trở nên sáng màu hơn, sạch sẽ và tăng chất lượng nguyên liệu.
Tách vỏ đậu nành
Sau công đoạn làm sạch, hạt đậu nành sẽ được đưa đi tách bỏ lớp vỏ bên ngoài. Công đoạn này sẽ giúp loại bỏ triệt để các tạp chất cũng như các vi sinh vật còn bám lại trên hạt đậu sau quá trình làm sạch.
Khi tách vỏ đậu, sữa đậu nành sẽ có hàm lượng protein cao hơn, giúp tăng cường hệ tiêu hóa và hạn chế được lượng oligosaccharide. Ngoài ra, khi tách vỏ hạt đậu nành còn có tác dụng làm biến tính protein, giúp rút ngắn thời gian biến đổi và vô hiệu hóa một số enzym làm cho sữa đậu nành bị sậm màu.
Phương pháp tách vỏ hạt đậu nành được thực hiện như sau:
Đậu nành sẽ được đưa đi gia nhiệt, lúc này phần vỏ hạt sẽ nứt ra. Đậu sẽ tiếp tục được đưa đến thiết bị dùng để tách vỏ, ở đây, đậu nành sẽ được đưa vào phễu sau đó chạy dần xuống khe hẹp ở giữa hai trục quay bằng cao su. Lực nén của hai trục quay sẽ làm cho phần vỏ bung khỏi thân hạt và bị quạt hút ra ngoài, phần nhân hạt đậu nành sẽ rơi ra một bên khác.
Chần nguyên liệu
Sau khi được tách vỏ và thu hồi nhân. Đậu nành được đưa đi chần, công đoạn này có tác dụng giúp tăng hiệu quả cũng như giảm chi phí cho quá trình nghiền hạt bởi sau khi chần, đậu nành đã được làm mềm. Bên cạnh đó, khi chần đậu thì hàm lượng oligosaccharide cũng giảm đi đáng kể, rút ngắn được thời gian nấu chín và giúp tiêu diệt các loại vi sinh vật còn bám lại trên đậu sau khi tách vỏ.
Nghiền ướt
Là quá trình làm nhỏ kích thước của hạt đậu để trích dẫn tất cả các chất dinh dưỡng trong đậu vào nước, vô hiệu hóa enzym lipoxydase, giúp là giảm mùi đậu nành đặc trưng. Tỷ lệ nghiền ướt là 1 nước : 8 đậu, nước dùng để nghiền ướt đậu nành là nước sôi 80 độ.
Lọc bã đậu
Sau khi nghiền xong, quá trình lọc sẽ được tiến hành để loại bỏ phần bã đậu, chỉ giữ lại phần nước. Việc lọc bỏ bã đậu sẽ giúp cho sữa khi uống sẽ mịn và không bị gợn do các hạt bã đậu gây ra.
Nấu sữa
Sữa sau khi được lọc sạch phần bã sẽ được đưa đi nấu chín. Nhiệt độ để nấu sữa đậu nành dao động từ khoảng 87 – 93 độ C và nấu trong vòng 20 phút. Sữa sẽ được nấu trong thiết bị chuyên dụng là áo vỏ gia nhiệt bằng hơi nước, hơi nước sẽ làm nóng ở bên ngoài để làm chín sữa bên trong thiết bị. Thiết bị nấu sữa đậu nành cũng được trang bị cánh khuấy để sữa luôn được khuấy đều khi nấu.
Phối trộn
Quá trình phối trộn này có tác dụng điều chỉnh hương vị, mùi vị sữa và bổ sung các giá trị dinh dưỡng cần thiết vào sữa. Quá trình phối trộn này được thực hiện trong thiết bị nấu, ngay sau khi sữa được nấu xong.
Loại bỏ khí
Công đoạn này sẽ tạo ra môi trường phù hợp cho các loại sinh vật hiếu khí phát triển và hỗ trợ cho quá trình thanh trùng, tiệt trùng sữa. Tránh tình trạng bao bì đóng gói sữa bị phồng, nổ sau khi đóng gói.
Đồng hóa
Công đoạn này có tác dụng làm cho sữa trở nên đồng nhất, giúp sữa trở nên trắng mịn hơn so với khi chưa được đồng hóa.
Nâng nhiệt
Đây là bước trước khi đóng gói sữa vào bao bì. công đoạn nâng nhiệt là sẽ đun nóng sữa đến khoảng 80 – 85 độ C.
Chiết rót
Sau khi nâng nhiệt xong, sữa sẽ được chiết rót vào chai lọ, hộp bằng máy chiết rót chuyên dụng trong lúc sữa vẫn đang ở mức nhiệt 80 – 85 độ, sau khi vừa nâng nhiệt xong. Bao bì đựng sữa sẽ được đóng nắp ngay sau khi chiết rót để đảm bảo chất lượng.
Tiệt trùng
Sau khi chiết rót và đóng gói xong, sữa sẽ được đưa đi tiệt trùng để tăng thời gian bảo quản sữa. Quá trình này được thực hiện trong khoảng 20 phút ở nhiệt độ 120 độ C.
Đóng gói đưa đi tiêu thụ
Khi hoàn tất quá trình tiệt trùng, sữa sẽ được sắp xếp, đóng gói vào thùng để vận chuyển đi phân phối, tiêu thụ khắp thị trường.
Lời kết
Với những thông tin chi tiết Cơ Khí Anpha – Anpha Tech vừa chia sẻ ở trên, bạn đọc đã biết được quy trình sản xuất sữa đậu nành và đóng gói sữa chuyên nghiệp, đạt chuẩn hiện nay. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ có ích với bạn đọc.
Bài viết liên quan
Quy Trình Sản Xuất Mắm Tôm Truyền Thống
Mắm tôm là một trong số rất nhiều loại gia vị góp phần tạo nên...
Th4
Hướng Dẫn Cách Làm Tàu Hũ Bằng Bột Rau Câu Đơn Giản Ngay Tại Nhà
Tàu hũ (hay còn gọi là tào phớ) là một món ăn thơm ngon, hấp...
Th7
Bao Bì Sản Phẩm Là Gì? Và Chức Năng Của Bao Bì
Tất cả các mặt hàng được đưa ra thị trường để tiêu thụ đều cần...
Th10