Tỏi đen được lên men từ những củ tỏi thông thường nhưng lại có chứa hàm lượng các chất có lợi cho sức khỏe cao hơn nhiều lần so với tỏi tươi, đồng thời hương vị của tỏi đen cũng dễ chịu và dễ ăn hơn. Chính vì vậy, giá trị của tỏi đen cao hơn và cũng được ưa chuộng hơn rất nhiều so với tỏi tươi. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng vơi Cơ Khí Anpha – Anpha Tech tìm hiểu chi tiết về tỏi đen là gì, các công đoạn trong quy trình sản xuất tỏi đen và những tác dụng của tỏi đen với sức khỏe. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là loại tỏi được lên men chậm từ tỏi tươi thông thường trong điều kiện môi trường được kiểm soát nghiêm ngặt. Tỏi đen thành phẩm sau quá trình lên men có phần vỏ ngoài vẫn giữ nguyên màu sắc cũ hoặc chuyển sang màu xám, riêng phần ruột tỏi sẽ chuyển hoàn toàn sang màu đen, mất đi mùi hăng ban đầu của tỏi trắng, vị tỏi đen ngọt, khi ăn khá mềm, dẻo và không cay nồng như tỏi tươi.
Quy trình sản xuất tỏi đen công nghiệp
Quy trình sản xuất tỏi đen không có quá nhiều công đoạn, tuy nhiên mỗi một công đoạn đều yêu cầu phải thật tỉ mỉ, chính xác để đảm bảo tỏi đen thành phẩm có chất lượng tốt nhất. Các công đoạn chi tiết trong quy trình sản xuất tỏi đen như sau:
- Bước 1: Tỏi tươi dùng để lên men cần được lựa chọn kỹ lưỡng, chỉ chọn những củ đạt chất lượng từ các giống tỏi quý, tỏi cô đơn Lý Sơn, Phú Yên hoặc Phan Rang. Sau khi lựa chọn xong, tỏi cần được xử lý, làm sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn, vi sinh bám trên vỏ sau đó để tỏi thật ráo.
- Bước 2: Toàn bộ tỏi đã được xử lý sẽ được đưa vào máy để bắt đầu quá trình lên men chậm. Ở bước này, mức nhiệt trong máy được duy trì từ 80 – 100 độ C và độ ẩm là 100% trong khoảng 1 – 3 tiếng để giảm bớt mùi hăng, kích hoạt enzyme.
- Bước 3: Tiếp theo, máy sẽ được điều chỉnh về mức nhiệt khoảng 72 – 80 độ C với độ ẩm khoảng 60 – 70% trong từ 5 – 7 ngày. Sau giai đoạn này, tỏi sẽ chuyển sang màu nâu nhạt.
- Bước 4: Tiếp đến, nhiệt độ trong máy lên men được điều chỉnh xuống còn 60 – 69 độ C, độ ẩm từ 50 – 60% và duy trì trong khoảng 25 – 30 ngày. quá trình này giúp hoạt tính oxy hóa trong tỏi đen tăng lên mức tối đa.
- Bước 5: Cuối cùng, tỏi đen sẽ được làm khô bằng cách máy sẽ được chuyển về mức nhiệt từ 50 – 58 độ C, độ ẩm từ 40 – 50% và duy trì trong 3 – 4 ngày. Sau công đoạn này, các tép tỏi đen thành phẩm sẽ khô và teo lại giúp cho quá trình bảo quản dễ dàng và thời gian bảo quản, sử dụng lâu hơn.
Tỏi đen có lợi ích thế nào với sức khỏe?
Tỏi đen có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe khi thường xuyên bổ sung vào thực đơn. Một vài tác dụng nổi bật nhất có thể kể đến như:
Nâng cao khả năng miễn dịch
Cả tỏi trắng tươi lẫn tỏi đen đều có tác dụng giúp nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, chỉ khác biệt là sau quá trình lên men của tỏi đen, công dụng này được nâng cao hơn nhiều lần so với tỏi trắng. Hàm lượng lớn Allicin trong tỏi đen lên men có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn, virus có trong cơ thể, nhờ đó hạn chế được các loại bệnh vặt và cơ thể khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.
Giúp chống oxy hóa
Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa vô cùng hiệu quả, từ đó làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, hạn chế sự xuất hiện sớm các vết nhăn trên da, giúp duy trì một làn da căng mịn khỏe mạnh.
Giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả
Nhờ hợp chất S-allylcysteine mà tỏi đen có thể ức chế được một số loại tế bào ung thư như: Ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vú,… Do đó, khi sử dụng tỏi đen thường xuyên thì nguy cơ mắc phải các loại ung thư kể trên sẽ giảm bớt, những người đang trong giai đoạn điều trị ung thư thường xuyên dùng tỏi đen tình trạng sức khỏe cũng được cải thiện đáng kể.
Bảo vệ gan hiệu quả
Thường xuyên ăn tỏi đen cũng giúp cho gan được bảo vệ tốt, giúp thuyên giảm tình trạng xơ gan, viêm gan rất hiệu quả và đã được chứng thực.
Hướng dẫn sử dụng tỏi đen đúng cách
Mặc dù mang lại nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, tuy nhiên tỏi đen cần được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và đúng đối tượng để phát huy tối đa hiệu quả.
- Mỗi ngày, một người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa khoảng từ 1 – 3 củ tỏi đen.
- Để giảm bớt mùi vị đặc trưng, có thể sử dụng tỏi đen để chế biến cùng các món ăn hàng ngày sẽ dễ ăn hơn.
- Đặc biệt lưu ý, những người đang trong thai kỳ, người mắc các chứng bệnh về gan, mắt, huyết áp hay thận và những người đang uống thuốc chống đông máu thì không nên sử dụng tỏi đen.
Lời kết
Bạn đọc vừa tham khảo qua một số thông tin chi tiết về tỏi đen, qua đó biết được tỏi đen là gì, quy trình sản xuất tỏi đen gồm những công đoạn nào, tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và cách để bảo quản, sử dụng tỏi đen đúng, phát huy tối đa hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ cụ thể trên đây của Cơ Khí Anpha – Anpha Tech sẽ giúp ích được cho bạn đọc.
Bài viết liên quan
Quy Trình Sản Xuất Cà Phê Rang Xay Tiêu Chuẩn
Cà phê rang xay là loại thức uống yêu thích của rất nhiều người. Để...
Th11
Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Dầu Cám Gạo
Dầu cám gạo là một loại thực phẩm ngày càng được sử dụng phổ biến...
Th11
Máy Hút Chân Không Đóng Gói Gạo Tự Động
Nếu bạn đang tìm hiểu về thiết bị máy hút chân không đóng gói gạo...
Th1