Hạt giống cây trồng cần phải được lựa chọn kỹ và bảo quản tốt thì khi gieo trồng, hạt mới cho hiệu quả nảy mầm cao. Vậy, làm thế nào để chọn được hạt giống tốt để gieo trồng cho các mùa sau? Cách bảo quản hạt giống như thế nào là tốt nhất? Tất cả sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Hướng dẫn cách chọn hạt giống tốt
Để hạt giống khi gieo trồng có khả năng nảy mầm tốt, công đoạn lựa chọn hạt giống có vai trò rất quan trọng. Hạt giống dùng để gieo trồng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Hạt dùng để làm giống phải chọn những hạt to, bóng mẩy, chắc hạt
- Chọn hạt từ những cây phát triển tốt, cho nhiều trái, hạt.
- Hạt giống phải thuần chủng, không dùng các hạt lai sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả, hạt của mùa sau.
Hướng dẫn phơi sấy hạt giống
Hạt dùng để làm giống cho vụ mùa sau cần được phơi, sấy đúng cách để có thể bảo quản lâu dài và không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt.
- Phơi hạt giống: Khi phơi hạt giống, nên dùng bạt, nia hoặc mẹt để phơi. Tránh phơi hạt giống trực tiếp trên nền gạch hoặc nền bê tông.
- Sấy khô hạt giống: Khi sử dụng phương pháp sấy khô hạt giống, nhiệt độ sấy nên duy trì trong khoảng từ 35 – 40 độ C, sau khi sấy cần để cho hạt giống nguội hoàn toàn rồi mới đưa đi bảo quản để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.
Cách bảo quản hạt giống cây trồng không hư hỏng, sâu mọt
Bạn đọc có thể tham khảo một số cách bảo quản hạt giống dưới đây và chọn ra cách thức phù hợp nhất để áp dụng khi cần bảo quản hạt giống cho vụ mùa sau:
Sử dụng kho lạnh
Thông thường, cách thức bảo quản hạt giống trong kho lạnh chỉ được áp dụng bởi các doanh nghiệp sản xuất đóng gói hạt giống lớn là chủ yếu. Các doanh nghiệp này sẽ có điều kiện kinh tế để đầu tư kho lạnh bảo quản hạt với số lượng lớn để bán ra thị trường khi đến mùa gieo trồng.
Treo hạt giống lên khu vực cao ráo, thoáng mát
Đây là phương pháp bảo quản được áp dụng bởi hầu hết bà con nông dân. Hạt giống sau khi thu hoạch về sẽ được đem phơi thật khô, sau đó mang treo lên gác bếp, hiên nhà… những nơi cao ráo, thoáng mát, không bị tạt mưa để giữ cho hạt giống không ẩm mốc, sâu mọt. Cách bảo quản hạt giống này thường được áp dụng với các loại hạt như: Ngô, đậu phộng, đậu tương, quả ớt, quả mướp, quả bí,…
Khi đến mùa vụ gieo trồng, chỉ cần mang xuống, tách hạt ra sau đó mang đi giao trực tiếp lên đất trồng đã cày xới.
Bảo quản hạt giống trong thùng, chum, vại đậy kín
Đối với các loại hạt giống cây trồng như: Lúa nếp, đậu nành, đậu đỏ, hạt kê, cà phê,… không có cành lá hay vỏ để treo lên thì cần được bảo quản trong thùng hoặc chum, vại và đậy thật kín nắp để hạn chế tình trạng hạt bị chuột ăn, bị ẩm mốc do độ ẩm tăng hoặc nước mưa tạt vào.
Một số loại hạt giống như lúa nếp hay cà phê, trước khi trồng cần được ủ, gieo mầm rồi mới mang đi trồng lên đất. Xem ngay: Cách Ủ Hạt Giống Nảy Mầm Nhanh Với Tỷ Lệ Nảy Mầm Cao
Một số tiêu chí cần đáp ứng khi bảo quản hạt giống cây trồng
Để bảo quản và giữ cho hạt giống duy trì được chất lượng, khi bảo quản hạt cần phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Các dụng cụ dùng để bảo quản hạt giống cây trồng phải có nắp đậy và nắp đậy phải kín để tránh tình trạng bị các loài động vật gặm nhấm phá hoại hoặc hạt bị ẩm mốc do mưa gió, độ ẩm môi trường tăng cao.
- Môi trường bảo quản các loại hạt giống phải khô ráo, độ ẩm thấp để tránh tình trạng hạt giống nảy mầm hoặc bị ẩm mốc ảnh hưởng đến việc nảy mầm khi gieo trồng.
- Hạt giống trước khi đưa đi bảo quản cần được phơi thật khô, đợi cho hơi nóng bốc hơi hết thì mới cho hạt vào dụng cụ để bảo quản.
Một vài vấn đề có thể gặp phải khi bảo quản hạt giống
Trong quá trình bảo quản, một vài vấn đề có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng của hạt giống như:
- Độ ẩm: Khi phơi sấy hạt giống, nếu hạt chưa đạt đến mức độ ẩm cần thiết thì trong quá trình bảo quản có thể làm cho hạt giống bị nấm mốc, hư hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nảy mầm khi mang đi gieo trồng.
- Sâu mọt: Đối với các loại hạt giống như lúa mì, ngô hay các loại đậu thì nguy cơ bị sâu mọt là rất cao. Do đó, các phương pháp bảo quản tốt nhất đối với những loại hạt giống này là treo trên giàn bếp hoặc bảo quản trong kho lạnh.
- Gặm nhấm: Ngoài độ ẩm, sâu mọt thì các loại động vật gặm nhấm cũng là một mối nguy hại rất lớn khi bảo quản hạt giống, đặc biệt là các loại hạt như lúa, đậu, bắp. Vì vậy khi bảo quản, cần hết sức cẩn thận và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo hạt giống không bị gặm nhấm xâm nhập làm hư hại.
Lời kết
Với những chia sẻ rất chi tiết về cách chọn hạt giống, các điều kiện cần đáp ứng để bảo quản hạt và chi tiết cách bảo quản hạt giống cây trồng Cơ Khí Anpha – Anpha Tech vừa chia sẻ ở trên, mong rằng bạn đã biết cách giữ cho hạt giống duy trì được chất lượng tốt nhất để gieo trồng vào vụ mùa tiếp theo.
Bài viết liên quan
Quy Cách Đóng Gói Sản Phẩm May Mặc Đúng Chuẩn Xuất Khẩu
Hàng hóa may mặc xuất khẩu cần được đóng gói cẩn thận, tuân thủ đúng...
Th7
Túi Lọc Trà Làm Bằng Gì? Ưu Nhược Điểm Của Chất Liệu Làm Túi Lọc Cho Trà
Trà túi lọc là một phát minh mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng và...
Th3
Cách Bảo Quản Lạp Xưởng Tươi, Lạp Xưởng Khô Để Được Lâu, Không Hư Hỏng
Lạp xưởng là một loại thực phẩm được sử dụng rất phổ biến vào dịp...
Th7