Phương pháp sấy được áp dụng trong nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực bởi những tác dụng quan trọng mà phương pháp này mang lại. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng với công ty Máy Đóng Gói Anpha – Anpha Tech tìm hiểu chi tiết phương pháp sấy là gì, những tác dụng sấy khô và các phương pháp sấy được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay.
Sấy là gì?
Sấy hay thường được gọi là sấy khô – đây là một phương pháp được dùng để tách toàn bộ nước ra khỏi nguyên vật liệu bằng nhiệt độ. Khi nhiệt độ trong thiết bị sấy chênh lệch với nhiệt độ của nguyên vật liệu cần sấy, nước sẽ dần bốc hơi, nhờ đó sau khi sấy xong chất liệu sẽ khô hoàn toàn, trọng lượng của nguyên vật liệu được giảm đi đáng kể đồng thời độ bền chắc cũng tăng lên.
Ứng dụng và vai trò của các phương pháp sấy
Như đã đề cập ở trên, sấy khô được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực trong đời sống, từ sản xuất các mặt hàng dược phẩm, hóa phẩm đến chế biến thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác.
- Đối với ngành chế biến thực phẩm, sấy khô có tác dụng giúp thực phẩm được bảo quản tốt, kéo dài thời hạn sử dụng và không bị hư hỏng.
- Đối với ngành sản xuất hóa mỹ phẩm, dược phẩm, sấy khô có tác dụng vô cùng quan trọng để tạo ra các sản phẩm ở dạng bột mịn như: Thuốc con nhộng, sản xuất thuốc dạng viên nén, các loại phấn trang điểm, các chất tẩy rửa dạng bột mịn,…
Các phương pháp sấy được ứng dụng phổ biến hiện nay
Ở thời điểm hiện tại, có 3 phương pháp sấy khô được ứng dụng phổ biến, rộng rãi nhất trên thị trường gồm có:
Phương pháp sấy nóng
Phương pháp sấy nóng là phương pháp sấy trong lò, sử dụng nhiệt độ cao từ 30 – 100 độ C để làm bay hơi lượng nước trong chất liệu cần sấy khô. Không khí nóng sẽ liên tục được đưa vào lò sấy, và không khí có chứa độ ẩm sau khi ở trong lò một khoảng thời gian sẽ được rút ra ngoài. Quá trình này diễn ra nhiều lần cho đến khi vật liệu khô hoàn toàn thì ngưng.
Ưu điểm của phương pháp sấy nóng là nước, độ ẩm trong chất liệu cần sấy sẽ được rút hết toàn bộ, chủ động trong quá trình sấy. Tuy nhiên, đối với thực phẩm sấy bằng phương pháp sấy nóng, màu sắc khi khô sẽ không còn được bắt mắt như ban đầu.
Phương pháp sấy tự nhiên
Sấy khô tự nhiên là phương pháp làm khô bằng cách tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên như: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió để làm khô các nguyên vật liệu. Ưu điểm của phương pháp sấy khô tự nhiên là tiết kiệm chi phí rất nhiều, tuy nhiên nhược điểm là rất khó để kiểm soát và chủ động được thời gian sấy khô bởi phụ thuộc hoàn toàn vào cường độ nắng và mức gió tự nhiên.
Phương pháp sấy lạnh
Sấy lạnh là phương pháp sấy thường được dùng để sấy khô các loại thực phẩm là chủ yếu. Phương pháp sấy nảy sử dụng mức nhiệt độ dao động từ 35 – 60 độ C và luồng không khí khô để loại bỏ không khí có độ ẩm cao trong buồng chứa nguyên liệu cần sấy.
Luồng không khí khô, độ ẩm thấp liên tục được đưa vào buồng sấy, khi độ ẩm không khí trở nên cao hơn, một luồng khí khô khác được đưa vào, đẩy luồng khí ẩm ra khỏi buồng sấy mang theo độ ẩm, hơi nước.
Quá trình này được lặp đi lặp lại rát nhiều lần cho đến khi nguyên vật liệu cần sấy đạt đến độ khô cần thiết, không khí đưa vào buồng sấy và không khí lấy ra khỏi buồng không có sự chênh lệch về độ ẩm là quá trình sấy đã hoàn tất.
Ưu điểm của phương pháp sấy lạnh là thực phẩm giữ lại được gần như toàn bộ dưỡng chất, màu sắc và hình dáng ban đầu nên ngày càng được ứng dụng phổ biến để làm khô thực phẩm thay thế cho phương pháp sấy nóng.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin giải đáp chi tiết về sấy là gì, tác dụng của phương pháp sấy mang lại và một số phương pháp sấy được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng những chia sẻ trên đây của Máy Đóng Gói Anpha – Anpha Tech đã giúp bạn có thêm được những thông tin có ích.
Bài viết liên quan
Tác Dụng Của Bột Sắn Dây Với Sức Khỏe Và Cách Sử Dụng
Bột sắn dây là một loại thực phẩm được sử dụng rất phổ biến và...
Th5
Mè Đen Kỵ Với Gì? Những Tác Hại Khi Sử Dụng Mè Đen Sai Cách
Mè đen kỵ với gì? Sử dụng mè đen như thế nào để mang lại...
Th5
Cách Chiết Xuất Tinh Dầu Hiệu Quả, Đơn Giản Tại Nhà
Để chiết xuất được tinh dầu từ bất kỳ một nguyên liệu nào cũng cần...
Th9