Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Gấu Bông, Thú Nhồi Bông

Những chú gấu bông mềm mịn, đáng yêu luôn là món đồ hấp dẫn, yêu thích của không chỉ trẻ nhỏ mà còn cả với những người trưởng thành. Để tìm hiểu cụ thể xem những chú gấu bông, thú nhồi bông đã được làm ra như thế nào, trải qua những công đoạn gì thì bạn đọc có thể tham khảo cụ thể trong bài viết về quy trình sản xuất gấu bông  Anpha Tech chia sẻ dưới đây.   

Chi tiết các công đoạn trong quy trình sản xuất gấu bông

Quá trình sản xuất ra những mẫu gấu bông, thú nhồi bông mềm mại, đáng yêu cần phải trải qua khá nhiều công đoạn từ chuẩn bị nguyên liệu, xử lý, cắt may đến khi hoàn thiện. Để tìm hiểu chi tiết hơn các công đoạn của quy trình sản xuất gấu bông, thú nhồi bông, bạn có thể tham khảo thêm ngay dưới đây.

quy trình sản xuất gấu bông
Các công đoạn trong quy trình sản xuất gấu bông

Bước 1: Thiết kế mẫu gấu bông

Công đoạn đầu tiên để làm ra được những em gấu bông đẹp mắt, thu hút là thiết kế mẫu. Người thiết kế cần vẽ phác thảo sau đó hoàn thiện bản vẽ, chọn màu sắc và các chi tiết trang trí đi kèm. 

Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu 

Nguyên liệu dùng để sản xuất gấu bông, thú nhồi bông cần chuẩn bị gồm có: Vải, bông gòn, phụ kiện trang trí. 

Cả vải và bông gòn, phụ kiện sử dụng để làm thú nhồi bông đều cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng trước khi đưa vào quy trình sản xuất chính thức. 

  • Vải làm gấu bông: Vải làm gấu bông ảnh hưởng đến cảm giác trực tiếp của khách hàng khi sờ vào bề mặt gấu cũng như ảnh hưởng lớn đến hình thức bên ngoài của gấu bông. Những loại vải có lông dài, mịn sẽ cho cảm giác mềm mịn cuốn hút khi chạm vào, còn những loại vải nỉ, vải lông ngắn sẽ cho cảm giác chạm vào hơi sần sùi. Tùy vào loại gấu bông cần sản xuất là gì hoặc yêu cầu của khách đặt hàng mà các doanh nghiệp sẽ chọn và sử dụng loại vải phù hợp, đúng yêu cầu. 
  • Bông gòn: Đây là nguyên liệu được dùng để làm ruột gấu bông, nó quyết định đến độ êm, mềm của gấu bông nên cần được lựa chọn kỹ. Bông gòn càng chất lượng thì thú nhồi bông làm ra có độ bền càng cao, lâu bị xẹp khi sử dụng. 
  • Phụ kiện: Phụ kiện trang trí cho thú nhồi bông phải thân thiện, không có các mặt cạnh sắc nhọn để tránh gây tổn thương cho người dùng. 
Bước: Chuẩn bị nguyên liệu 
Bước: Chuẩn bị nguyên liệu

Bước 3: Xử lý nguyên liệu

Sau khi nguyên đã chuẩn bị đầy đủ và được kiểm tra xong, bước tiếp theo là xử lý nguyên liệu. Vải làm gấu bông sẽ được chuyển đến công đoạn cắt để tạo hình, máy cắt vải tự động sẽ tiến hành cắt những chồng vải ban đầu thành hình dáng đúng như mẫu thiết kế. 

Tùy vào quy mô của xưởng sản xuất gấu bông mà công đoạn này có thể được thực hiện hoàn toàn bằng máy móc hoặc có sự hỗ trợ của đội ngũ nhân công.

Bước 4: May định hình

Vải cắt xong sẽ lại tiếp tục được chuyển đến công đoạn tiếp theo để may định hình theo hình dáng đã thiết kế. Sau khi may xong thì về cơ bản đã có thể nhìn ra được mẫu gấu bông sẽ có hình dáng như thế nào sau khi hoàn thiện. 

Với công đoạn may định hình, phần lớn các xưởng sản xuất gấu bông đều được thực hiện bởi nhân công để các đường may được đảm bảo chắc chắn, đẹp mắt. Khi may định hình, vỏ gấu bông được chừa lại một đoạn không may để nhồi bông gòn vào.

Bước: May định hình
Bước: May định hình

Bước 5: Nhồi bông 

Tiếp đến, phần vỏ gấu bông sau khi được may định hình xong lại tiếp tục được chuyển đến một công đoạn khác là nhồi ruột cho thú bông. Công đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến độ mềm và khả năng đàn hồi của gấu bông thành phẩm nên cần được thực hiện cẩn thận, lượng bông gòn nhồi vào thân thú bông cần vừa phải, không quá nhiều cũng không quá ít. 

Bước 6: May ghép mí

Sau khi bông gòn được nhồi đầy vào thân gấu xong, những chú gấu này được đưa đến khu vực khác để may ghép mí, may kín đoạn được chừa lại để nhồi bông gòn vào ở khâu may định hình. Khi may ghép mí hoàn tất thì những chú gấu nhồi bông cũng đã hoàn thiện hoàn toàn.

Bước: May ghép mí
Bước: May ghép mí

Bước 7: Làm sạch

Sau công đoạn may ghép mí, gấu bông được đưa đi làm sạch để loại bỏ hết các phần vải, chỉ hay bông gòn dư thừa bám trên bề mặt thú bông đồng thời sản phẩm cũng sạch sẽ hơn khi đóng gói và đưa đi tiêu thụ. 

Bước 8: Dò kim loại

Công đoạn dò kim loại này được thực hiện nhằm đảm bảo không có bất kỳ vật dụng hay phụ kiện bằng kim loại nào sót lại trong thân gấu bông bởi nếu kim may hay các vật nhọn bằng kim loại nếu sót lại có thể gây ra nguy hiểm cho người sử dụng.

Bước 9: Đóng gói 

Công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất gấu bông, thú nhồi bông là đóng gói vào bao bì bằng máy đóng gói, máy hút chân không tự động, sau đó bàn giao cho khách hoặc phân phối đến các đại lý để đưa ra thị trường tiêu thụ. 

Lời kết

Bạn đọc vừa tham khảo qua các thông tin chi tiết chia sẻ về quy trình sản xuất gấu bông, thú nhồi bông do Cơ Khí Anpha tổng hợp và chia sẻ. Qua bài viết, bạn đã biết được chính xác những chú gấu bông đáng yêu được làm ra như thế nào, trải qua các công đoạn ra sao để có được một em thú nhồi bông hoàn thiện. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ có ích với bạn đọc.

Bài viết liên quan

Hướng Dẫn Cách Gói Hàng Quần Áo Gửi Bưu Điện Bạn Nên Biết

Hàng quần áo gửi qua đường bưu điện rất phổ biến hiện nay bởi nhu...

Quy Trình Sản Xuất Sườn Non Chay Tại Nhà

Có khá nhiều loại thực phẩm chay được chế biến để đáp ứng cho nhu...

Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Dầu Gội Thảo Dược Công Nghiệp

Gội đầu bằng các loại thảo dược tự nhiên đã được áp dụng từ xa...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *