Quy Trình Sản Xuất Lụa Tơ Tằm Tự Nhiên

Những tấm vải lụa tơ tằm óng ả, mềm mịn và sang trọng được tạo ra bởi một quy trình sản xuất gồm nhiều công đoạn tỉ mỉ. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất lụa tơ tằm để biết các công đoạn cụ thể diễn ra như thế nào thì có thể tham khảo chi tiết trong bài viết Cơ Khí Anpha chia sẻ dưới đây.

Tổng quan về vải lụa tơ tằm

Lụa tơ tằm là chất liệu vải cao cấp, thường được sử dụng để sản xuất ra những mặt hàng có giá trị, độ bền cao và mang lại cảm giác mềm mại, dễ chịu cho người mặc. 

Kỹ thuật sản xuất vải lụa tơ tằm đã xuất hiện từ rất sớm tại Trung Quốc, sau đó ẩn xuất hiện tại nhiều quốc gia lân cận. Ngày nay, dệt lụa tơ tằm được xem là nghề truyền thống tại nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,…

quy trình sản xuất lụa tơ tằm
Tổng quan về vải lụa tơ tằm

Các giai đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất lụa tơ tằm tự nhiên

Quá trình tạo ra những tâm vải lụa tơ tằm tự nhiên mất rất nhiều thời gian và phải trải qua nhiều giai đoạn, mỗi một giai đoạn đều đòi hỏi những người thợ làm nghề phải tỉ mỉ, cẩn thận để những tấm vải lụa tơ tằm hoàn thiện có chất lượng tốt nhất. Các giai đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất lụa tơ tằm tự nhiên gồm:

Nuôi tằm

Để có được những sợi tơ mềm mượt, óng ả thì công đoạn đầu tiên của quy trình sản xuất lụa tơ tằm là nuôi tằm. Con tằm nuôi để lấy kén làm vải lụa là một loại sâu bướm chuyên ăn lá cây dâu để lớn, quá trình phát triển từ những con tằm non thành tằm đủ tuổi nhả tơ thường mất khoảng 23 – 25 ngày với 5 độ tuổi. 

Nuôi tằm - quy trình sản xuất lụa tơ tằm
Nuôi tằm – quy trình sản xuất lụa tơ tằm

Sâu tằm non mới nở sẽ được trải đều trên những chiếc mẹt làm từ tre nứa, sau đó người nuôi sẽ rải lá dâu non được cắt nhỏ vào làm thức ăn cho tằm nhỏ. Tằm nhỏ sẽ ăn lá dâu trong 4 ngày liên tục suốt cả ngày lẫn đêm, sau đó tằm sẽ ngưng ăn khoảng 2 ngày, trong 2 ngày này là thời gian tằm ngủ sau là lột xác và chuyển sang một độ tuổi mới.

Tằm ăn nhiều nhất là tằm ở độ tuổi lên 5, giai đoạn này tằm ăn nhiều để tích trữ dinh dưỡng, năng lượng cho giai đoạn tạo kén. Do đó lá dâu cần được cung cấp liên tục trong khoảng thời gian này. 

Tạo kén

Tằm đủ tuổi nhả tơ sẽ được bắt và bỏ né – một khung gỗ lớn bên trong có nhiều ô vuông nhỏ thông thoáng, đây sẽ là nơi tằm nhả tơ tạo kén. 

Tạo kén - quy trình sản xuất lụa tơ tằm
Tạo kén – quy trình sản xuất lụa tơ tằm

Sau khi đưa tằm lên né, tằm sẽ bắt đầu quá trình nhả tơ kéo dài khoảng 48 tiếng. Trong suốt quá trình này, con tằm liên tục di chuyển cơ thể theo vòng số 8 khoảng 300 ngàn vòng và tạo ra một sợi tơ dài khoảng 1km bao quanh thân mình. 

Sau khi nhả tơ xong, tằm nằm yên trong kén và chuyển thành nhộng, đây là thời điểm thích hợp để gỡ kén tằm để ươm tơ, kéo sợi. 

Ươm tơ

Những chiếc kén tằm sau khi lấy xuống khỏi né sẽ đem thả vào nồi nước sôi để tổ kén mềm ra, thuận tiện cho khâu kéo thành sợi. Công đoạn này rất quan trọng bởi kén phải được làm mềm thì các sợi tơ khi kéo mới không bị đứt đoạn. 

Ươm tơ - quy trình sản xuất lụa tơ tằm
Ươm tơ – quy trình sản xuất lụa tơ tằm

Những mối tơ được cẩn thận trích ra, sau đó se thành sợi chỉ tơ và tạo cuộn, mỗi sợi chỉ tơ được se lại từ 10 sợi tơ – 10 cái kén để chỉ tơ làm ra có độ bền cao, những tấm lụa tơ tằm dệt ra có chất lượng tốt nhất. 

Dệt vải

Chỉ tơ tằm sau khi cuộn thành cuộn xong sẽ được xử lý kỹ lưỡng, sau đó là có thể mang đi dệt thành vải lụa. Ngày nay, công đoạn dệt chỉ tơ thành những tấm vải lụa tơ tằm hoàn thiện hầu như đều được thực hiện bằng máy móc tự động hóa để nâng cao năng suất và hạn chế lỗi. 

Tuy nhiên, vải lụa tơ tằm được dệt thủ công vẫn được ưa chuộng hơn bởi chúng sở hữu những đặc điểm riêng mà lụa dệt bằng máy móc không có được. 

Dệt vải
Dệt vải

Nhuộm màu

Những tấm vải dệt ra từ sợi tơ tằm khi chưa xử lý màu thường có màu trắng ngà hoặc màu vàng nhạt tự nhiên và bề mặt tấm vải lụa vẫn hơi thô ráp do lượng keo kết dính tằm tiết ra vẫn còn sót lại trong quá trình ươm tơ kéo sợi. 

Để làm những tấm vải lụa trở nên mềm mại, óng ả và có nhiều màu sắc, vải lụa sẽ được chần trong nước sôi nhiều lần để loại bỏ hết chất kết dính sót lại. Tiếp đến lụa được nhuộm màu để tạo thành những tấm lụa với nhiều màu sắc, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đa dạng của thị trường.

quy trình sản xuất lụa tơ tằm
Nhuộm màu

Lời kết

Với bài viết trên đây, Cơ Khí Anpha – Anpha Tech vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin chi tiết về vải tơ tằm tự nhiên và quy trình sản xuất lụa tơ tằm. Mong rằng qua những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đọc đã biết được loại lụa tơ tằm tự nhiên được nhiều người ưa chuộng được làm ra như thế nào và các giai đoạn chuẩn bị, xử lý tỉ mẩn để làm ra một tấm vải lụa chất lượng.

Bài viết liên quan

Máy Đóng Gói Khẩu Trang Y Tế Tự Động, Dây Chuyền Chuyên Nghiệp

Khẩu trang là sản phẩm yêu cầu phải được đóng gói trong môi trường vô...

Quy Trình Sản Xuất Trà Atiso Túi Lọc Từ A – Z

Atiso là một trong những loại cây được sử dụng rất phổ biến để làm...

Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Thùng Carton Tiêu Chuẩn Hiện Nay

Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu xem những chiếc thùng carton dùng để đóng hàng...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *