Quy Trình Sản Xuất Thủy Tinh

Thủy tinh là chất liệu được sử dụng để làm ra rất nhiều các vật dụng phục vụ cho cuộc sống thường ngày, các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu,… Hiện nay, các sản phẩm làm từ chất liệu thủy tinh được sản xuất theo 2 quy trình phổ biến là: Quy trình sản xuất thủy tinh truyền thống và quy trình sản xuất thủy tinh hiện đại. Thông tin chi tiết của từng quy trình sản xuất, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây của Cơ Khí Anpha – Anpha Tech.

Tìm hiểu quy trình sản xuất thủy tinh theo phương pháp thủ công

Quá trình sản xuất thủy tinh bằng phương pháp thủ công cần phải trải qua khá nhiều công đoạn. Các công đoạn cụ thể như sau: 

Quy trình sản xuất thủy tinh
Tìm hiểu quy trình sản xuất thủy tinh theo phương pháp thủ công
  • Bước 1: Đầu tiên, nguyên liệu cát trắng sử dụng để sản xuất thủy tinh sẽ được sàng lọc cẩn thận nhằm đảm bảo không có tạp chất trên những sản phẩm thủy tinh hoàn thiện. 
  • Bước 2: Sau khi sàng lọc xong, nguyên liệu làm thủy tinh và các phụ gia cần thiết sẽ được nấu trong lò than chảy với mức nhiệt độ khoảng 2000 độ C cho tới khi nóng chảy. Lúc này các tạp chất sẽ nổi lên trên và được vớt bỏ.
  • Bước 3: Thủy tinh ở dạng lỏng đặc sẽ được rót vào khuôn, sau đó thợ sẽ thổi và tạo hình thành sản phẩm. Thợ tạo hình thủy tinh thủ công cần phải có tay nghề cao để đảm bảo sản phẩm làm ra có chất lượng tốt. 
  • Bước 4: Sau khi tạo hình xong, sản phẩm được làm nguội dần (không làm nguội đột ngột thủy tinh có khả năng cao bị nứt vỡ do thay đổi nhiệt độ).
  • Bước 5: Công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất thủy tinh là kiểm tra thành phẩm để đảm bảo hàng không bị lỗi, sau đó là tiến hành đóng gói và phân phối sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

Quy trình sản xuất thủy tinh hiện đại

So với phương pháp sản xuất thủ công, quy trình sản xuất thủy tinh hiện đại và nhanh gọn hơn khá nhiều. Các công đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất thủy tinh hiện đại gồm các bước như: 

Quy trình sản xuất thủy tinh hiện đại
Quy trình sản xuất thủy tinh hiện đại
  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu thô và các loại phụ gia cần thiết để sản xuất thủy tinh. 
  • Bước 2: Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu thì tiến hành gia công 
  • Bước 3: Thêm các nguyên liệu phụ gia cần thiết để chuẩn bị đun nóng chảy. 
  • Bước 4: Nấu chảy thủy tinh thành chất lỏng
  • Bước 5: Tạo hình sản phẩm theo đơn đặt hàng
  • Bước 6: Làm nguội sản phẩm 
  • Bước 7: Kiểm tra chất lượng sản phẩm 
  • Bước 8: Đóng gói và giao hàng hoặc phân phối đi tiêu thụ. 

Ứng dụng của thủy tinh trong đời sống, sản xuất

Các sản phẩm được làm từ chất liệu thủy tinh được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ đời sống, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu,… Một vài ứng dụng cụ thể của thủy tinh như: 

Ứng dụng của thủy tinh trong đời sống, sản xuất
Ứng dụng của thủy tinh trong đời sống, sản xuất
  • Ứng dụng của thủy tinh trong đời sống: Trong đời sống thường ngày, chất liệu thủy tinh được sử dụng để làm các vật dụng trang trí, decor nhà cửa, không gian sống như: Đèn trần, đèn chùm, cửa kính, mặt bàn,… Với khả năng truyền sáng tốt, không gian sống sẽ được làm sáng và trở nên ấn tượng hơn. 
  • Ứng dụng của thủy tinh trong lĩnh vực nghiên cứu: Chất liệu thủy tinh được sử dụng phổ biến để trong lĩnh vực nghiên cứu để làm ống nghiệm, kính lúp, kính hiển vi, ống đựng dung dịch hóa chất,…
  • Ứng dụng trong ngành thực phẩm: Thủy tinh được sử dụng để sản xuất chai, lọ, hũ để bảo quản thực phẩm, làm ly tách, chén đĩa để được thức ăn nước uống,…
  • Ứng dụng của thủy tinh trong ngành điện tử: Trong ngành điện tử, thủy tinh được sử dụng để sản xuất các cảm biến, bo mạch, sợi cáp quang, bóng đèn…
  • Ứng dụng trong lĩnh vực y tế: Chất liệu thủy tinh cũng được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế để làm ống đựng thuốc, chai lọ đựng thuốc, nhiệt kế,…

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng các vật dụng từ thủy tinh

Tính ứng dụng của chất liệu thủy tinh rất cao, tuy nhiên khi sử dụng vật liệu này bạn cần phải lưu ý một vài điều như sau: 

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng các vật dụng từ thủy tinh
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng các vật dụng từ thủy tinh
  • Thủy tinh khi bị nứt vỡ, các cạnh thường rất sắc nhọn và dễ gây tổn thương khi chạm vào. Do đó, khi sử dụng loại vật liệu này, bạn cần chú ý tránh tiếp xúc trực tiếp bằng tay không khi thủy tinh bị vỡ để đảm bảo an toàn. 
  • Khi không sử dụng, bạn nên tránh để các đồ dùng làm bằng thủy tinh tiếp xúc với nhiệt độ cao.
  • Khi cần lau rửa các vật dụng bằng thủy tinh, nên ngâm vật dụng vào dung dịch tẩy rửa, sau đó lau rửa bằng khăn ướt. 
  • Khi sử dụng đồ dùng làm bằng thủy tinh, bạn nên hạn chế chồng nhiều cái lên nhau để tránh bị vỡ hoặc phải dùng miếng lót khi chồng để tránh trầy xước bề mặt làm mất thẩm mỹ. 
  • Chất liệu thủy tinh khá dễ vỡ khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, do đó bạn nên tránh dùng vật dụng bằng thủy tinh để đựng đồ nóng ngay sau khi đựng đồ nóng và ngược lại.

Lời kết

Với những chia sẻ chi tiết Cơ Khí Anpha – Anpha Tech vừa đề cập về quy trình sản xuất thủy tinh để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, mong rằng đã giúp bạn đọc có thêm một số thông tin có ích. 

Bài viết liên quan

Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Gấu Bông, Thú Nhồi Bông

Những chú gấu bông mềm mịn, đáng yêu luôn là món đồ hấp dẫn, yêu...

Quy Trình Sản Xuất Dầu Oliu Theo Quy Mô Công Nghiệp 

Dầu oliu là một loại dầu thực vật được chiết xuất trực tiếp từ quả...

Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Bột Đá Chất Lượng, Đạt Tiêu Chuẩn

Bột đá là một nguyên liệu quan trọng không thể thiếu của nhiều ngành nghề...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *