Sấy Chân Không Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Và Ưu Nhược Điểm

Quá trình sấy chân giúp làm khô sản phẩm nhanh chóng trong môi trường có áp suất thấp. Việc ứng dụng công nghệ sấy chân không vào hoạt động sản xuất giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức và cho hiệu quả làm khô sản phẩm tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng Cơ Khí Anpha tìm hiểu rõ hơn về công nghệ sấy chân không là gì, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của công nghệ sấy chân không.

Sấy chân không là gì?

Sấy chân không là gì
Sấy chân không là gì

Sấy chân không là phương pháp sấy khô sản phẩm trong môi trường có áp suất cực kỳ thấp, gần như không có không khí.

Ở điều kiện môi trường chân không, nhiệt độ sôi của nước sẽ rất thấp, thấp hơn so với nhiệt độ của môi trường bình thường. Việc nhiệt độ sôi hạ thấp sẽ giúp cho quá trình bốc hơi diễn ra nhanh hơn. Lúc này, sản phẩm cần được làm khô sẽ khô nhanh hơn nhiều lần so với bình thường.

Quá trình sấy chân không được thực hiện bằng thiết bị chuyên dụng là máy sấy chân không. Máy được ứng dụng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, từ chế biến thực phẩm, sản xuất gỗ cho đến điều chế dược phẩm như máy sấy lạnh dược liệu hay máy sấy lạnh thảo dược.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống sấy chân không

Nguyên lý hoạt động của hệ thống sấy chân không
Nguyên lý hoạt động của hệ thống sấy chân không

Hệ thống hút chân không hoạt động theo nguyên lý sau:

  • Sản phẩm cần được làm khô sẽ được đưa vào hệ thống sấy kín, lúc này, hệ thống sẽ được khởi động và tạo ra môi trường gần như chân không với mức áp suất chỉ rơi vào khoảng 50mmHg.
  • Môi trường kín mà hệ thống máy sấy chân không tạo ra có áp suất rất thấp, vì vậy, nhiệt độ sôi của nước sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng từ 30 – 40 độ C. Nhiệt độ sôi xuống thấp giúp cho quá trình bốc hơi nước diễn ra nhanh hơn, hơi nước sẽ khuếch tán ra môi trường bên ngoài giúp cho sản phẩm khô nhanh hơn.
  • Sản phẩm được làm khô bằng máy sấy chân không sẽ giữ lại được trọn vẹn nhất hương vị, dưỡng chất và màu sắc của sản phẩm.

Tham khảo thêm bài viết: Cách Sử Dụng Máy Hút Chân Không

Ưu nhược điểm của công nghệ sấy chân không

Nguyên lý hoạt động của hệ thống sấy chân không
Nguyên lý hoạt động của hệ thống sấy chân không

Công nghệ sấy chân không mang lại rất nhiều ưu điểm khi sử dụng và được nhiều doanh nghiệp sản xuất tin tưởng sử dụng. Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống sấy chân không cũng còn tồn tại một số nhược điểm. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết các ưu, nhược điểm hệ thống sấy chân không dưới đây:

Ưu điểm

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, nhanh hơn rất nhiều so với các phương pháp sấy khô thông thường.
  • Công nghệ sấy chân không giúp giữ lại tối đa chất dinh dưỡng, màu sắc, hương vị của các loại thực phẩm. Không làm biến đổi khi điều chế các loại dược phẩm và không làm thay đổi tính chất khi sử dụng để sấy gỗ.
  • Các sản phẩm được sấy làm khô bằng công nghệ sấy chân không sẽ có thời gian bảo quản lâu hơn. Sản phẩm ít bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường
  • Công nghệ sấy chân không vận hành khá đơn giản. Toàn bộ quá trình đều tự động, giúp đơn vị sản xuất tiết kiệm được rất nhiều thời gian và sức lao động
  • Máy vận hành tự động và độ an toàn cao, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân công
  • Hệ thống sấy chân không được cung cấp với nhiều mức giá tùy từng dòng máy. Khách hàng có nhu cầu sử dụng nên tìm hiểu thông tin trước khi quyết định mua.

Nhược điểm

Sấy chân không
Sấy chân không
  • Kích thước của hệ thống sấy chân không khá lớn, chiếm khá nhiều không gian nhà xưởng
  • So với các công nghệ sấy lạnh, sấy nhiệt. Hệ thống sấy chân không có giá bán cao hơn tương đối 
  • Chỉ phù hợp với các cơ sở sản xuất quy mô vừa, lớn

Trên đây là những thông tin chi tiết về hệ thống sấy chân không, giải đáp cho thắc mắc “sấy chân không là gì?” của nhiều người. Mong rằng, những chia sẻ cụ thể của Cơ Khí Anpha về sấy chân không, nguyên lý hoạt động và những ưu nhược điểm của công nghệ sấy chân không trên đây đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích.

Bài viết liên quan

PLC Là Gì? Thông Tin Tổng Quan Về Lập Trình PLC Và Ứng Dụng

PLC là thiết bị được sử dụng trong rất nhiều thiết bị máy móc, thiết...

Bao Bì Thực Phẩm Là Gì? Các Loại Bao Bì Thực Phẩm Phổ Biến Nhất

Để kéo dài thời gian bảo quản, các mặt hàng thực phẩm thường được đóng...

Bột Mì Số 11 Là Gì? Những Món Bánh Nào Được Làm Từ Bột Mì Số 11?

Bột mì số 11 là nguyên liệu chính để làm ra nhiều loại bánh thơm...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *