Quy Trình Sản Xuất Socola Từ Quả Ca Cao

Socola là món ăn được khá nhiều người yêu thích. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng với Cơ Khí Anpha tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất socola, nguyên liệu dùng để chế biến socola chuyên nghiệp nhé.. 

Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất socola từ quả ca cao

Để làm ra được những miếng socola thành phẩm từ quả ca cao, quá trình sản xuất cần trải qua rất nhiều các công đoạn khác nhau. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các bước và công dụng của từng bước trong quy trình sản xuất socola.

quy trình sản xuất socola
Tìm hiểu quy trình sản xuất socola từ quả ca cao

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu dùng để chế biến ra socola là quả ca cao, khi thu hoạch hoặc thu mua để làm socola cần kiểm tra kỹ lưỡng, loại bỏ những trái bị hư thối để đảm bảo chất lượng chất lượng, mùi vị socola thành phẩm không bị ảnh hưởng. 

Những quả ca cao đạt tiêu chuẩn sẽ được tách bỏ phần vỏ bên ngoài, giữa lại phần hạt bên trong để tiến hành các công đoạn tiếp theo. 

Lên men hạt ca cao

Hạt ca cao sau khi được tách khỏi vỏ sẽ được đưa đi lên men, công đoạn này có tác dụng loại bỏ bớt vị đắng, chát đặc trưng, làm chết các tế bào hạt cũng như để tạo nên mùi thơm cho socola. Thời gian lên men hạt ca cao thông thường sẽ diễn ra trong khoảng 5 ngày 7 ngày ở nhiệt độ khoảng 45 độ C. 

Phơi khô hạt ca cao đã lên men

Sau quá trình lên men, hạt ca cao sẽ được đi phơi hoặc sấy khô. Tùy vào từng thời điểm là mùa mưa hay mùa nắng mà các đơn vị sản xuất sẽ áp dụng phương pháp làm khô hạt phù hợp nhất để đảm bảo chất lượng hạt ca cao tốt nhất. 

Phơi khô hạt ca cao đã lên men
Phơi khô hạt ca cao đã lên men

Rang hạt ca cao

Hạt ca cao sau khi đạt đến độ khô tiêu chuẩn sẽ được đưa vào lò rang. Thông thường, hạt sẽ được rang trong khoảng 15 – 20 phút ở mức nhiệt từ 140 độ C – 150 độ C. 

Tuy nhiên, thời gian và nhiệt độ để rang ca cao sẽ được điều chỉnh phù hợp nhất với số lượng ca cao mỗi lần rang. Hạt ca cao rang xong sẽ được đưa đi làm nguội nhanh chóng để tránh tình trạng lượn bơ bên trong hạt bị tiết ra vỏ à làm ảnh hưởng đến chất lượng socola thành phẩm.

Tách bỏ vỏ

Hạt ca cao sau khi rang và làm nguội xong sẽ được đưa vào thiết bị chuyên dụng để tách bỏ lớp vỏ bên ngoài, chỉ giữ lại phần nhân bên trong. Trong quá trình tách vỏ, hạt ca cao cũng bị làm vỡ đôi, vỡ ba, điều này sẽ giúp cho công đoạn nghiền mịn hạt ca cao phía sau diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn.

Tách bỏ vỏ
Tách bỏ vỏ

Nghiền mịn

Sau khi tách bỏ hết lớp vỏ bên ngoài, nhân hạt được vận chuyển đến khu vực có thiết bị nghiền để nghiền mịn hạt thành bột ca cao. Tùy từng loại socola mà trong quá trình nghiền sẽ được cho thêm đường, sữa, bơ ca cao hoặc cà phê, bột quế,… Hốn hợp này sẽ được nghiền thật mịn, đến khi sờ vào tay không còn cảm giác bị lợn cợn kích thước socola tiêu chuẩn rơi vào khoảng từ 18µm đến 20µm.

Gia nhiệt

Hỗn hợp socola sau khi nghiền xong sẽ được tiến hành gia nhiệt khoảng vài lần để cho các tinh thể bơ kết tinh lại. Sau vài lần gia nhiệt, socola sẽ đạt được mùi thơm và hương vị tiêu chuẩn. Lúc này socola đã sẵn sàng để đổ vào khuôn.

Đổ khuôn

Socola khi đang ở trạng thái đặc sệt sẽ được chuyển đến khu vực đổ khuôn để tạo ra những miếng socola đa dạng kiểu dáng, hình thù để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng. Một vài hình dáng phổ biến khi đổ khuôn để tạo hình cho socola như: Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình các loài thú, hình hoa lá,…

Sau khi đổ vào khuôn xong, socola sẽ được để cho nguội tự nhiên và cứng lại hoặc được đưa đi làm nguội bằng các thiết bị hỗ trợ để tiết kiệm thời gian chờ đợi.

Đổ khuôn
Đổ khuôn

Đóng gói, bảo quản

Sau khi socola trong khuôn nguội và cứng lại sẽ được tách ra khỏi khuôn, vận chuyển đến khu vực đóng gói để đóng gói vào bao bì. Quá trình đóng gói socola vào bao bì hầu hết đều được thực hiện máy đóng gói chuyên dụng để tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất công việc. Sau khi đóng gói vào bao bì, socola sẽ được đưa vào kho để bảo quản, nhiệt độ của kho bảo quản socola sẽ được điều chỉnh để tránh tình trạng socola bị mềm, chảy làm mất đi hình dáng ban đầu. 

Vận chuyển đi tiêu thụ

Socola sau khi đóng gói và bảo quản trong kho sẽ được vận chuyển đi phân phối ra thị trường để tiêu thụ. Và để chất lượng của socola được đảm bảo, xe dùng để vận chuyển socola phải là xe lạnh chuyên dụng. 

Hướng dẫn cách bảo quản socola

Để giữ cho socola luôn cứng, không bị chảy và để được lâu, bạn có thể tham khảo một số cách sau: 

Hướng dẫn cách bảo quản socola
Hướng dẫn cách bảo quản socola
  • Để socola không xảy ra tình trạng bị mềm và chảy, bạn nên bảo quản socola trong ngăn mát tủ lạnh. 
  • Socola sau khi dùng cần được buộc chặt nếu ở trong túi hoặc đậy kín nắp nếu socola đựng trong hộp. Điều này sẽ giúp cản không khí tiếp xúc và làm hư hỏng chất lượng socola. 

Lời kết

Bạn đọc vừa tham khảo qua một số thông tin chi tiết về socola, nguyên liệu sử dụng để làm ra socola, các bước chi tiết trong quy trình sản xuất socola từ quả ca cao và cách bảo quản, giữ cho socola được lâu và không bị chảy hay hư hỏng. Mong rằng những chia sẻ chi tiết của Máy Đóng Gói Anpha – Anpha Tech trong bài viết trên sẽ có ích với bạn đọc.

Bài viết liên quan

Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Nước Mắm Truyền Thống Đạt Tiêu Chuẩn

Nước mắm là một trong số những loại gia vị không thể thiếu để chế...

Quy Trình Sản Xuất Bột Giặt Tiêu Chuẩn Hiện Nay

Bột giặt là một sản phẩm tẩy rửa được sử dụng trong hầu hết mọi...

Bột Ngọt Làm Từ Gì? Công Dụng Và Những Điều Cần Biết Về Bột Ngọt

Bột ngọt là một loại gia vị quan trọng có tác dụng giúp cho mùi...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *