Đông trùng hạ thảo được biết đến là một loại dược liệu quý và rất khó để thu hoạch ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết rằng đông trùng hạ thảo hoàn toàn có thể nuôi cấy được, mặc dù quá trình sản xuất khá công phu với nhiều giai đoạn. Trong bài viết dưới đây, Cơ khí Anpha sẽ giới thiệu đến bạn đọc các công đoạn chi tiết của quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo để bạn đọc hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý hiếm trong Đông y với bản chất là ký sinh của nấm Ophiocordyceps sinensis trên cơ thể của các ấu trùng một vài loài bướm. Sau khi ký sinh vào ấu trùng, nấm Ophiocordyceps sinensis sẽ tấn công ấu trùng, đó sẽ nảy mầm từ phần đầu của ấu trùng và nhô lên mặt đất. Đông trùng hạ thảo được thu hoạch và phơi khô để điều trị nhiều chứng bệnh trong đông y.
Những tác dụng của đông trùng hạ thảo với sức khỏe
Đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, khi thường xuyên sử dụng đông trùng hạ thảo sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể như:
- Sử dụng đông trùng hạ thảo có tác dụng ức chế, làm chậm quá trình phát triển của các khối u, các tế bào ung thư.
- Đông trùng hạ thảo có tác dụng giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp duy trì sự trẻ trung lâu nhất có thể cho người dùng.
- Các thành phần có trong đông trùng hạ thảo cũng có tác dụng rất tốt đối với những người mắc chứng tiểu đường loại hai.
- Sử dụng đông trùng hạ thảo cũng mang đến nhiều tác dụng có lợi cho hệ tim mạch, hạn chế
Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo
Quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo gồm nhiều công đoạn, dưới đây là chi tiết từng công đoạn một, bạn đọc có thể tham khảo.
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu cần chuẩn bị để sản xuất đông trùng hạ thảo gồm:
- Các nguyên liệu chiết xuất: MgSO4, KH2PO4, Glucose, K2HPO4, Agar, Peptone,…
- Các nguyên liệu tự nhiên: Nhộng tằm sống, nước dừa, khoai tây, gạo lứt và cao nấm men,…
Công đoạn làm giá thể
Giá thể để nuôi trồng đông trùng hạ thảo là hỗn hợp của các loại dung dịch chiết xuất và cả các nguyên liệu tự nhiên gồm: Nhộng tằm, gạo lứt, nước dừa nguyên chất cùng với một số loại khoáng chất cần thiết khác.
Giá thể nuôi đông trùng hạ thảo sau khi được xử lý xong sẽ được cho vào lọ để tiến hành hấp tiệt trùng trong khoảng từ 2 – 2.5 tiếng. Sau khi hoàn tất công đoạn diệt trùng và để nguội, giá thể sẽ được đưa đến phòng lạnh để tiến hành công đoạn cấy giống.
Sản xuất phôi giống
Đầu tiêu, các dụng cụ dùng để sản xuất phôi giống của đông trùng hạ thảo sẽ được hấp trong khoảng 20 phút với mức nhiệt 121 độ C để tiệt trùng.
Tiếp theo tủ cấy giống sẽ được khử khuẩn, sau đó cho chai đựng giống lỏng vào các dụng cụ để cấy vào và khử khuẩn bằng đèn UV trong vòng 30 phút.
Sau đó, giống nấp sẽ được đưa vào vào các lọ đựng giá thể trong tủ cấy giống vô trùng với một liều lượng vừa phải.
Tiếp đến, các lọ này sẽ được vận chuyển đến phòng tối, nơi có đầy đủ điều kiện cần thiết để phôi phát triển.
Phôi đông trùng hạ thảo sẽ được ủ trong điều kiện nhiệt độ dao động từ 10 – 18 độ C với độ ẩm từ 80 – 85 %. Ử đến khi thấy các sợi nấm ăn kín là đạt.
Công đoạn kích sáng
Sau khi các sợi nấm đã mọc đủ dài trong lọ đựng giá thể, các lọ này sẽ được vận chuyển đến phòng chiếu sáng để kích sàng.
Mức nhiệt độ ở phòng kích sáng được duy trì từ 18 – 20 độ C, độ ẩm 80 – 85%, cường độ ánh sáng là 1000lux và thời gian chiếu sáng 24/24.
Giai đoạn nuôi sáng
Ở giai đoạn này, nhiệt độ môi trường vẫn duy trì từ 18 – 20 độ C, độ ẩm vẫn giữ trong khoảng 80 – 85%, cường độ sáng giảm nhẹ dao động từ 800 – 1000 lũ và thời gian chiếu sáng giảm xuống ½ còn 12 tiếng/ ngày.
Không khí trong phòng nuôi cấy giai đoạn này cần được lưu thông cho thông thoáng và kỹ thuật viên nuôi trồng cần thường xuyên kiểm tra hộp đựng giá thể. Trong thời gian này, nấm sẽ phát triển dài ra.
Thu hoạch
Khi phần ngọn nấm bắt đầu chuyển sang màu vàng sẫm hơn so với phần thân thì đông trùng hạ thảo đã đủ điều kiện để thu hoạch. Lúc này, nắp bình được mở ra, dùng kéo hoặc dụng cụ chuyên dụng để cắt nấp khỏi mặt cơ chất, sau đó dùng kẹp chuyên dụng gắp nấm khỏi lọ.
Cách bảo quản đông trùng hạ thảo sau khi thu hoạch
Đông trùng hạ thảo sau khi thu hoạch xong cần được bảo quản đúng cách để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất không bị biến đổi. Có hai cách bảo quản đông trùng hạ thảo được áp dụng phổ biến nhất là: Sấy khô thăng hoa và ngâm rượu.
Tùy vào nhu cầu của thị trường mà các đơn vị nuôi cấy, sản xuất đông trùng hạ thảo sẽ có phương thức bảo quản phù hợp để cung cấp ra thị trường phục vụ người tiêu dùng.
Lời kết
Bài viết trên đây, Anpha Tech đã chia sẻ đến bạn đọc các thông tin chi tiết về quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo. Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, hy vọng bạn đã nắm được những tác dụng có lợi của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe, các công đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo và một số cách để bảo quản đông trùng hạ thảo sau khi thu hoạch.
Bài viết liên quan
Vụ Mì Hảo Hảo Bị Thu Hồi Ở Ireland: Thực Phẩm Đóng Gói Có Còn An Toàn Cho Sức Khỏe?
Mì Hảo Hảo nói riêng và rất nhiều loại thực phẩm đóng gói nói chung...
Th9
Đóng Gói Hàng Lazada Đúng Quy Cách Và Tiêu Chuẩn 2023
Lazada là một sàn thương mại điện tử cung cấp nhiều mặt hàng, sản phẩm...
Th5
Quy Trình Sản Xuất Gạch Không Nung (Gạch Block) Tiêu Chuẩn
Sử dụng gạch không nung là xu hướng chung của ngành xây dựng hiện nay...
Th10