Chè xanh là loại nước uống quốc dân bởi hương vị thơm ngon đặc trưng, giúp tập trung và tỉnh táo làm việc. Để làm ra được loại nước thơm ngon ấy, các doanh nghiệp đã sản xuất chè trong quy trình khép kín. Dưới đây là quy trình chế biến chè xanh đúng kỹ thuật để chè không bị đắng khi hãm nước uống.
Phân loại các phương pháp chế biến chè xanh
Từ những lá chè xanh, người ta đã sản xuất ra thành nhiều loại chè khác nhau để phục vụ và đáp ứng thị hiếu của người dùng. Chè xanh sẽ được chế biến từ các loại chè như: Chè khô, chè vàng, chè olong, chè túi lọc, chè đen…
Quy trình chế biến chè xanh theo quy mô hộ gia định
Khi máy móc chưa phát triển, quy trình chế biến chè xanh thường được làm từ các phương pháp thủ công truyền thống, quy mô theo các hộ gia đình. Quy trình chế biến xanh quy mô hộ gia đình thường được thực hiện theo các công đoạn như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
Trong quy trình sản xuất chè khô, người ta lựa chọn búp chè xanh non chứa 1 búp và 2 hoặc 3 lá non (tốt nhất là 2 lá) vì trong giai đoạn này, lá chè có hàm lượng tanin phù hợp nhất và không gây đắng khi hãm. Lá chè xanh có màu lục nhạt hoặc đậm, có kích thước độ dài từ 4 – 15cm và rộng từ 2 – 5cm. Thu hoạch thường được thực hiện bằng tay và kéo dài từ 1 – 2 tuần tùy thuộc vào mùa vụ.
Làm héo chè
Để lá chè có thể xoăn lại sau khi thu hái, người ta phơi lá chè để chúng héo trong vài tiếng. Quá trình này làm cho lá chè mềm hơn và dễ dàng để tiếp tục quá trình xoăn. Tùy vào vùng sản xuất, sau khi phơi, lá chè có thể được sao chè sơ bộ để đạt độ héo cần thiết cho quá trình xoăn.
Trong phương pháp truyền thống, lá chè héo sau đó được đặt vào túi vải và xoăn bằng tay cho đến khi búp và lá chè xoăn lại. Tuy nhiên, cách này có năng suất thấp và phụ thuộc vào kỹ năng của người thợ làm chè để đảm bảo độ dập và xoăn đúng yêu cầu. Sau khi được xoăn, chè được phân loại qua lưới sàng để đạt tiêu chuẩn về kích thước và độ dập tế bào, sau đó chuyển sang giai đoạn sao chè và diệt men tiếp theo.
Diệt men và sao chè
Trong quy trình chế biến chè xanh thì công đoạn diệt men và sao chè là không thể thiết. Công đoạn này sẽ được những người thợ làm chè sử dụng nhiệt độ cao để hủy quá trình lên men của lá chè, nhằm giúp cho các tế bào diệp lục trong lá chè không bị enzym phân hủy khi hãm trà.
Sấy chè
Quá trình sấy trà chủ yếu nhằm làm giảm độ ẩm xuống còn khoảng 3 – 5%, giúp bảo quản trà lâu hơn và làm tôn lên hương vị và mùi thơm đặc trưng của trà. Quá trình sấy được thực hiện ở nhiệt độ từ 95 – 105 độ C trong khoảng thời gian 30 – 40 phút. Tiêu chuẩn quan trọng là sau quá trình sấy, trà phải có mùi thơm đậm đà, không mùi khê cháy và độ ẩm còn từ 3 – 5%.
Phân loại chè
Phân loại chè là công đoạn trong quy trình chế biến chè xanh, công đoạn này giúp đơn vị kinh doanh chè chọn lọc được những loại chè đạt chất lượng tốt nhất, các mảnh chè vụn được chế biến tiếp để làm chè đen đóng gói thành các túi lọc.
Đóng gói
Đóng gói chè là khâu cuối cùng trong quy trình chế biến chè xanh truyền thống, chè sẽ được đóng vào các bao bì chuyên dụng, sau đó sẽ được đóng vào các thùng carton lớn và đem đi tiêu thụ.
Quy trình chế biến chè xanh theo quy mô công nghiệp hiện đại
Với sự phát triển của nhiều loại máy móc hiện đại, thì quy trình chế biến chè xanh ngày càng được cải tiến và được sản xuất nhanh hơn. Quy trình chế biến chè xanh theo quy mô công nghiệp hiện đại giúp nâng cao năng suất và tiết kiệm thời gian hơn so với quy trình chế biến truyền thống.
Chuẩn bị nguyên liệu
Đầu tiên trong quy trình chế biến chè xanh quy mô công nghiệp, các đơn vị sẽ chuẩn bị nguyên liệu để chế biến đó là lá chè xanh. Thay vì hái lá chè bằng tay thì các doanh nghiệp sẽ dùng máy để hái và chế biến ngay sau khi thu hoặc để lá chè không bị úa.
Làm héo chè sơ bộ
Tiếp tục để lá chè lên các máng làm héo, cứ tầm 1 tiếng thì đảo 1 lần để lá chè héo đều và thoát hơi tốt hơn.
Diệt men và sao chè
Dùng nhiệt độ cao để làm hủy đi lớp men của lá chè, để các khoáng chất có trong chè không bị oxy hóa.
Vò chè bằng máy
Sau khi diệt men và xao chè, các doanh nghiệp sẽ sử dụng máy để vò chè, máy vò chè có thể được điều chỉnh với lừa vò và ma sát theo mong muốn, vì vậy khi vò chè bằng máy sẽ hạn chế được tình trạng dập nát khi vò bằng tay
Sấy chè
Chè sau khi vò sẽ được đem đi sấy khô bằng tủ sấy để làm dậy mùi hương của chè
Phân loại chè và đóng gói
Sau khi được sấy khô xong, chè được phân loại và được đưa vào quy trình đóng gói với các loại máy đóng gói trà túi lọc chuyên dụng.
Như vậy, maydonggoi.com.vn đã giới thiệu quy trình chế biến chè xanh truyền thống và hiện đại. Quý khách hàng có nhu cầu chế biến chè thì có thể liên hệ với Cơ Khí Anpha – Anpha Tech để được tư vấn thêm về các dòng máy đóng gói chè hiện đại.
Bài viết liên quan
Top 10 Các Công Ty Sản Xuất Gia Vị Thực Phẩm Hàng Đầu
Trong ẩm thực Việt Nam, rất nhiều loại gia vị được kết hợp với nhau...
Th5
Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Kẹo Dừa Tiêu Chuẩn Hiện Nay
Kẹo dừa là món kẹo đặc sản có nguồn gốc từ tỉnh Bến Tre, sau...
Th1
Máy Đóng Gói Nhang Que, Nhang Cây Tự Động
Nhang là mặt hàng được sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn mỗi...
Th8