Đường phèn được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày để làm gia vị chế biến thức ăn hoặc kết hợp với nhiều nguyên liệu để tạo ra những món ăn như chè, đồ tẩm bổ thanh mát. So với các loại đường cát thì quy trình sản xuất đường phèn phức tạp hơn khá nhiều, các công đoạn cụ thể của quy trình bạn đọc có thể tham khảo chi tiết qua bài chia sẻ dưới đây của Cơ Khí Anpha.
Tổng quan về đường phèn
Đường phèn có tên khoa học là Saccharose với công thức hóa học là C12H22O11, loại đường này thường được làm ra từ mật mía, đường cát trắng hoặc đường nâu tùy từng cơ sở sản xuất. Màu sắc của đường phèn sẽ phụ thuộc vào màu của loại đường sử dụng làm nguyên liệu, nếu nguyên liệu sử dụng là đường trắng thì đường phèn thành phẩm có màu trắng tinh khiết như pha lê, nếu nguyên liệu là đường cát nâu hay mật mía thì đường phèn thành phẩm sẽ có màu hơi ngả vàng.
Đường phèn thường được sử dụng nhiều trong pha chế đồ uống bởi ưu điểm khi nấu thành dạng lỏng, vị ngọt của đường phèn là ngọt thanh, dịu dễ chịu thay vì ngọt gắt như các loại đường cát thông thường.
Quy trình sản xuất đường phèn gồm những công đoạn nào?
Đường phèn thành phẩm được tạo ra sau khi trải qua khá nhiều các công đoạn xử lý, chế biến. Quy trình sản xuất đường phèn cụ thể Cơ Khí Anpha sẽ đề cập ngay dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo qua.
Nguyên liệu sản xuất đường phèn
Nguyên liệu sử dụng để làm đường phèn có thể là đường cát trắng, đường cát nâu hoặc mật mía, điều này phụ thuộc vào từng cơ sở sản xuất và nhu cầu của thị trường.
Màu sắc của đường phèn được quyết định bởi nguyên liệu sử dụng, nguyên liệu có màu sẫm thì đường phèn thành phẩm cũng sẫm màu, còn nguyên liệu là đường cát trắng đã được xử lý màu thì màu của đường phèn làm ra cũng trắng và trong suốt.
Khuấy trộn nguyên liệu
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, đường hoặc mật mía sẽ được khuấy trộn cùng với nước trong bồn khuấy chuyên dụng với một tỷ lệ được kiểm soát chặt chẽ, chính xác.
Dung dịch đường và nước được khuấy trộn liên tục để tạo ra một hỗn hợp đồng nhất, đồng thời hạn chế tình trạng bị lắng cặn dưới đáy bồn.
Gia nhiệt
Sau khi khuấy trộn thành một hỗn hợp đồng nhất xong, hỗn hợp sẽ được đưa đến khâu tiếp theo để gia nhiệt. Quá trình gia nhiệt cần được thực hiện bằng thiết bị chuyên dụng và nhiệt độ cũng cần được điều chỉnh chính xác để hỗn hợp đạt được độ sệt như mong muốn.
Sau khi gia nhiệt, các tạp chất sẽ nổi lên bề mặt hỗn hợp và cần được loại bỏ để đảm bảo chất lượng đường phèn thành phẩm không bị ảnh hưởng.
Xử lý hỗn hợp với than hoạt tính
Để đường phèn có được màu sắc và độ trong suốt như mong muốn thì than hoạt tính được thêm vào dung dịch đường, tỉ lệ than hoạt tính được cho vào cần được tính toán chính xác để không làm ảnh hưởng đến chất lượng đường phèn.
Lọc hỗn hợp
Công đoạn lọc hỗn hợp đường này có tác dụng loại bỏ hoàn toàn các tạp chất và cặn bã trong hỗn hợp dung dịch để dung dịch trở nên tinh khiết tối đa. Công đoạn này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ tinh khiết của đường phèn.
Cô đặc hỗn hợp
Hỗn hợp dung dịch lọc xong sẽ được cô đặc bằng cách đun sôi cho đến khi đạt được độ sệt cần thiết. Nhiệt độ và áp suất để cô đặc hỗn hợp được kiểm soát rất kỹ lưỡng.
Tinh chế
Hỗn hợp đường cô đặc xong sẽ được đổ vào khuôn đã chuẩn bị sẵn để bắt đầu quá trình kết tinh đường phèn. Trong thời gian đợi đường phèn kết tinh nhiệt độ khu vực kết tinh đường sẽ được điều chỉnh để tạo môi trường kết tinh lý tưởng nhất.
Sấy khô đường phèn
Đường phèn sau khi kết tinh thường có độ ẩm khá cao, do đó tinh thể đường phèn sẽ được đưa đi sấy khô trong môi trường chân không để loại bỏ hoàn toàn độ ẩm. Sau khi hoàn tất công đoạn sấy thì đã sẵn sàng để đóng gói vào bao bì.
Đóng gói thành phẩm
Sau khi sấy khô, đường phèn được đóng gói vào bao bì hoặc hộp nhựa, in hoặc dán đầy đủ tem nhãn chứa thông tin sản phẩm sau đó vận chuyển lưu kho hoặc đưa đi phân phối ra thị trường để tiêu thụ.
Một số món ngon được chế biến với đường phèn
Đường phèn có vị ngọt thanh mát nên được dùng làm nguyên liệu để chế biến khá nhiều các món ăn ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe như:
- Tổ yến chưng đường phèn
- Lê hấp đường phèn
- Mơ ngâm đường phèn
- Tắc chưng đường phèn
- Chè hạt sen đường phèn
- Trà hoa cúc đường phèn,…
Lời kết
Bạn đọc vừa tham khảo qua các công đoạn chi tiết trong quy trình sản xuất đường phèn do công ty Máy Đóng Gói Anpha – Anpha Tech tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng những thông tin chúng tôi đề cập đến ở trên đã giúp bạn biết thêm về đường phèn, cách loại đường này được làm ra và một số món ngon, bổ dưỡng được nấu từ đường phèn.
Bài viết liên quan
Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Quần Áo Hàng May Mặc
Những bộ quần áo đẹp mắt, chất lượng đều được làm,từ những tấm vải không...
Th7
Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Rượu Vang Tiêu Chuẩn Quốc Tế
Rượu vang là một loại đồ uống có cồn được ưa chuộng và tiêu thụ...
Th8
Quy Trình Sản Xuất Sữa Đậu Nành Tiệt Trùng Và Đóng Gói Chuyên Nghiệp
Sữa đậu nành là loại thức uống chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ...
Th8