Cà phê là loại thức uống được ưa chuộng và sử dụng với số lượng lớn mỗi ngày. Cà phê hòa tan là sản phẩm được in ấn và sử dụng mỗi ngày bởi sự tiện lợi và hương vị không quá khác biệt với các loại cà phê được pha theo cách thông thường. Và để sản xuất ra được những gói cà phê hòa tan với hương vị chính xác nhất, cà phê phải trải qua rất nhiều khâu chế biến khác nhau. Cùng xem chi tiết quy trình sản xuất đóng gói cà phê hòa tan trong bài viết dưới đây.
Quy trình sản xuất và đóng gói cà phê hòa tan
Để tạo ra được những gói cà phê hòa tan chất lượng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường. Cà phê hòa tan sẽ trải qua quá trình gồm các bước như sau:
Lựa chọn nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô là cà phê còn nguyên hạt, khô. Thông thường, mỗi đơn vị sản xuất sẽ có một tiêu chí lựa chọn nguyên liệu cà phê hạt khác nhau. Có nơi sẽ chọn cà phê hạt Robusta, có nơi sẽ chọn cà phê Arabica tùy nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng đến.
Rang và xay cà phê thành cà phê bột
Sau khi đã lựa chọn được loại cà phê hạt phù hợp về chất lượng, các cơ sở sản xuất cà phê hòa tan sẽ tiến hàng rang và xay cà phê hạt đã chọn lựa kỹ càng thành cà phê bột.
Công đoạn rang xay này đều được thực hiện bằng máy móc hiện đại, thời gian xay tuân theo các tiêu chuẩn của quốc tế, giao động từ 18 – 25 phút cho một mẻ cà phê. Thời gian rang vừa đủ sẽ giúp cà phê chín đều, vừa phải và giữ được hương vị tự nhiên nhất.
Sau khi rang xong, cà phê sẽ được xay thành bột để làm nguyên liệu sản xuất cà phê hòa tan. So với các loại bột cà phê để pha uống thông thường, cà phê dùng làm cà phê hòa tan sẽ được xay với kích thước lớn hơn để phù hợp với quá trình pha chế.
Trích ly cà phê
Cà phê sau khi đã được rang và xay thành hạt có kích thước phù hợp. Bước tiếp theo, cà phê sẽ được pha với nước. Tất cả các hạt cà phê đều phải thấm nước để chất lượng và hương vị sau khi trích ly là tốt nhất.
Nước dùng để trích ly cà phê thường dùng ở mức 80 – 90 độ C, không dùng nhiệt độ cao hơn mức này bởi sẽ làm cho hương vị của cà phê trở nên khác đi.
Cà phê sẽ được đưa vào thiết bị trích ly gián đoạn có hình tháp để bảo toàn nhiệt độ khi nước. Từ từ bơm nước từ đáy tháp lên, khi nước nóng tiếp xúc với cà phê thì quá trình trích ly sẽ diễn ra. Cà phê thành phẩm sẽ được đẩy lên đỉnh tháp.
Phần bột cà phê ở các tháp sẽ được thay đổi liên tục để khi cà phê đi qua các tháp, chất tan trong dung dịch cà phê thu được phải tăng dần.
Để hạn chế tình trạng bột cà phê không thể thấm đều nước khi đưa vào tháp trích ly, người ta thường làm ẩm nguyên liệu bằng hơi nước trước khi cho nước vào để tiến hành công đoạn trích ly.
Cô đặc cà phê
Sau giai đọan trích ly cà phê, công đoạn tiếp theo trong quy trình sản xuất đóng gói cà phê hòa tan chính là cô đặc cà phê.
Phương pháp thường được áp dụng để cô đặc cà phê là cô đặc chân không. Dung dịch cà phê sau khi thu được sẽ được đưa vào thiết bị gia nhiệt. Ở đây, phần nước trong dung dịch cà phê sẽ bị bốc hơi nhanh chóng hơn so với bình thường, quá trình cô đặc sẽ diễn ra cho đến khi dung dịch cà phê đạt được mức nồng độ từ 30 – 33%. Đây là nồng độ cà phê phù hợp nhất để tiến hành quá trình tiếp theo là sấy khô.
Sấy khô cà phê
Quá trình cô đặc kết thúc, dung dịch cà phê thu được sẽ tiếp tục chuyển đến công đoạn tiếp theo là sấy khô thành dạng bột để bảo quản và sử dụng.
Cà phê thường được làm khô bằng phương pháp sấy phun. Lúc này, cà phê sẽ được đưa vào đỉnh cyclo. Ở đây, một cái đĩa được đục thành nhiều lỗ nhỏ với tốc độ quay lớn có tác dụng làm cho bột cà phê trở thành dạng sương. Lúc này, cyclo sẽ được thổi không khí khô vào để làm khô những hạt sương cà phê này thành dạng bột.
Kết thúc quá trình này, ta thu được bộ cà phê ở đáy mỗi cyclo với màu sắc đen đậm.
Hồi hương cho cà phê
Khi trải qua các công đoạn chế biến, hương vị của cà phê sẽ bị mất dần. Để cho ly cà phê của người dùng khi pha có vị chuẩn, hương thơm đậm đà. Người ta sẽ tiến hành thu hồi hương thơm của cà phê trước khi tiến hành trích ly. Sau khi đã hoàn tất tất cả các quá trình, các thành phần tạo ra mùi hương cà phê sẽ được trả lại sau khi tiến kết thúc quá trình sấy khô. Công đoạn này được gọi là hồi hương cho cà phê.
Đóng gói và bảo quản cà phê hòa tan
Sau khi đã thu được bột cà phê hòa tan nguyên chất, các đơn vị sản xuất, kinh doanh cà phê hòa tan có thể tiến hành pha chế, để tạo ra nhiều loại cà phê hòa tan khác nhau cho người dùng như: Cà phê sữa, cà phê đen nguyên chất…
Sau khi đã tạo ra được những hỗn hợp nguyên liệu cà phê thích hợp, cà phê sẽ được đóng gói vào bao bì để bảo quản bằng các loại máy đóng gói bột chuyên dụng.
Chất lượng của cà phê sẽ được giữ lại trọn vẹn nhất. Mang đến cho người dùng những gói cà phê hòa tan với hương vị không khác biệt quá nhiều so với cà phê pha trực tiếp.
Trên đây là chi tiết quá trình để tạo ra những gói cà phê hòa tan chất lượng. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về quy trình sản xuất đóng gói cà phê hòa tan đúng chuẩn.
>> Xem thêm: máy đóng gói cà phê đạt chuẩn tại Cơ Khí Anpha
Bài viết liên quan
Quy Trình Sản Xuất Sữa Tiệt Trùng Đạt Chuẩn Yêu Cầu 2022
Sữa tươi tiệt trùng là một loại thức uống bổ sung được ưa chuộng, sử...
Th10
Các Cách Bảo Quản Sữa Đậu Nành Tự Nấu Để Được Lâu
Tự nấu sữa đậu nành tại nhà hiện nay khá đơn giản với sự hỗ...
Th6
Quy Trình Sản Xuất Thuốc Viên Nén & Đóng Gói Chuẩn GMP
Thuốc dạng viên nén là không còn quá xa lạ với người dùng. Rất nhiều...
Th9