Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Gạo Không Bị Mọt Để Dùng Quanh Năm

Gạo, nếp, lúa mì và một số loại hạt lương thực khác như ngô, đậu xanh, đậu nành,… trong quá trình bảo quản rất dễ bị sâu mọt xâm nhập làm ảnh hưởng đến chất lượng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về mọt gạo là gì, những tác hại của mọt gạo, cách bảo quản gạo không bị mọt và hướng xử lý khi gạo bị mọt xâm nhập. Hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé. 

Mọt gạo là gì? Những tác hại khi gạo bị mọt

Mọt gạo là một loại côn trùng có cánh, phần vỏ ngoài cứng, chúng thường xâm nhập và sinh sống trong các loại hạt cây lương thực như: Gạo, lúa mì, ngô, các loại đậu,… Khi bị sâu mọt sẽ làm cho những loại nông sản này sụt giảm giá trị dinh dưỡng. 

Nguyên nhân sâu mọt xuất hiện là do trứng mọt bị trộn lẫn trong gạo, khi gặp môi trường thích hợp, nhiệt độ và độ ẩm cao hoặc gạo để quá lâu không dùng đến thì trứng mọt sẽ nở ra và phát triển nhanh chóng nhờ lấy dưỡng chất từ gạo.

cách bảo quản gạo không bị mọt
Mọt gạo là gì? Những tác hại khi gạo bị mọt

Tổng hợp các cách bảo quản gạo không bị mọt xâm nhập

Để giữ cho gạo không bị mọt xâm nhập làm ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị dinh dưỡng của gạo, bạn có thể xem qua một vài cách bảo quản gạo không bị mọt dưới đây: 

Bảo quản gạo trong thùng, hộp có nắp đậy

Bảo quản gạo trong thùng, hộp có nắp đậy kín là cách bảo quản được áp dụng phổ biến nhất để ngăn chặn sự xâm nhập của mọt làm ảnh hưởng đến chất lượng, dinh dưỡng trong gạo. Những chiếc thùng, hộp đựng gạo cũng cần được đặt ở những vị trí khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, độ ẩm cao bởi đây là môi trường rất lý tưởng cho mọt phát triển.  

Bảo quản gạo trong thùng, hộp có nắp đậy
Bảo quản gạo trong thùng, hộp có nắp đậy

Bảo quản gạo trong kho lạnh

Đối với các cơ sở phân phối, bán lẻ gạo có quy mô lớn thì việc xây dựng kho lạnh để bảo quản gạo sẽ là lựa chọn tốt nhất. Riêng đối với nhu cầu sử dụng trong gia đình, lượng gạo cần bảo quản ít thì bạn có thể giữ gạo trong tủ lạnh để tránh bị mọt. Khi cần nấu cơm chỉ cần lấy ra và nấu như bình thường. 

Cho tỏi vào nơi bảo quản gạo

Tỏi là loại củ có chứa Allicin và một số hợp chất khác có tác dụng chống lại vi khuẩn, sâu mọt nên khi bảo quản gạo, bạn có thể thử cho thêm một vài múi tỏi vào thùng hoặc hộp đựng gạo để xua đuổi sâu mọt 

Tuy nhiên, vì tỏi là loại củ có mùi khá nồng nên khi cho vào thùng đựng gạo có thể làm cho gạo bị ám mùi tỏi khi nấu chín, cơm không còn giữ được hương vị vốn có. 

Cho tỏi vào nơi bảo quản gạo
Cho tỏi vào nơi bảo quản gạo

Bột vỏ quýt vào nơi bảo quản gạo

Bên trong vỏ quýt hay các loại quả họ quýt như chanh, bưởi hay cam đều có chứa rất nhiều tinh dầu, tinh dầu này có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của sâu mọt nên cách cho vỏ quýt vào bao bì đựng gạo cũng là một trong những cách bảo quản gạo không bị mọt được áp dụng phổ biến trong nhiều gia đình. 

Sau khoảng 1 – 2 tháng, khi những miếng vỏ quýt cũ khô đi, bạn lấy ra và thay vào đó những miếng vỏ quýt mới để duy trì hiệu quả bảo vệ gạo khỏi bị mọt tấn công. 

Một số cách xử lý khi gạo bị mọt 

Khi phát hiện gạo bị mọt xâm nhập, bạn có thể tham khảo và làm theo một số cách xử lý, xua đuổi mọt rất hiệu quả đã được nhiều người áp dụng và thành công dưới đây. 

Cho ớt vào gạo

Một cách xử lý khi phát hiện trong gạo có mọt là cho ớt vào thùng, hộp đựng gạo. Bạn cắt đôi một hoặc vài trái ớt, loại bỏ hạt sau đó cho vào thùng đựng gạo và mở nắp. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến cho mọt bị khó chịu, vì vậy chúng sẽ bò đi nhanh chóng. Sau khi thấy mọt đã đi hết, bạn có thể để nguyên ót bên trong hoặc bỏ ra, sau đó đậy kín nắp để tránh mọt quay trở lại. 

Cho ớt vào gạo
Cho ớt vào gạo

Rắc muối vào gạo

Cho muối vào gạo là một cách đuổi mọt được áp dụng rất phổ biến và mang lại hiệu quả tốt. Muối có khả năng hút ẩm tốt nên sẽ nhanh chóng hút hết độ ẩm bên trong dụng cụ bảo quản gạo. sự xuất hiện của muối sẽ nhanh chóng làm cho mọt bỏ đi. 

Bỏ gạo bị mọt vào tủ lạnh

Ngoài ra, khi gạo bị mọt, bạn cũng có thể đem gạo bỏ vào trong tủ lạnh khoảng từ 4 – 5 ngày sau đó lấy ra. Lúc này mọt sẽ chết hết và bạn có thể sàng xảy hoặc loại bỏ mọt khi vo gạo nấu cơm. Sau khi lấy gạo ra khỏi tủ lạnh, bạn nên chú ý đến nơi bảo quản và dụng cụ bảo quản gạo để tránh tình trạng gạo bị mọt trở lại. 

Bỏ gạo bị mọt vào tủ lạnh
Bỏ gạo bị mọt vào tủ lạnh

Lời kết 

Với những cách bảo quản gạo không bị mọt công ty Cơ Khí Anpha đã tham khảo, tổng hợp và chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng bạn đã có được thông tin có ích để bảo quản gạo không bị sâu mọt, cách xử lý khi gạo bị mọt tấn công.

Bài viết liên quan

Quy Trình Đóng Gói Sản Phẩm Chuẩn Từng Ngành Hàng

Quy trình đóng gói sản phẩm chuyên nghiệp thể hiện sự uy tín, xây dựng...

Quy Trình Sản Xuất Tương Ớt Chuẩn

Tương ớt là sản phẩm được sử dụng vô cùng phổ biến trong cuộc sống...

Máy Đóng Gói Trà Chanh Đạt Chuẩn Chuyên Nghiệp Tại Cơ Khí Anpha

Trà chanh là loại thức uống quen thuộc, được nhiều người yêu thích. Mặt hàng...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *