Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 về sản lượng gạo xuất khẩu ra thị trường thế giới hàng năm. Hầu hết các loại gạo Việt Nam xuất khẩu đều có chất lượng tốt, thơm dẻo giá thành tốt nên được rất nhiều quốc gia ưa chuộng. Tuy biết vị thế của nước ta đứng top đầu thế giới trong kim ngạch xuất khẩu gạo, nhưng nhiều người chưa thật sự biết trong số các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam, loại nào có số lượng tiêu thụ lớn nhất, loại nào có hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao nhất… Tất cả những điều này sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết dưới đây, hãy cùng Anpha Tech tìm hiểu nhé!
Tổng quan tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới hiện nay. Các loại gạo Việt Nam xuất khẩu phân bố trải khắp hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, chinh phục được cả các thị trường khó tính như Mỹ và Châu Âu. Điều này cho thấy được chất lượng gạo của Việt Nam rất tốt và tiềm năng mở rộng thị trường đối với mặt hàng này.
Trong năm 2023, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm, tổng số lượng gạo Việt Nam xuất khẩu đã lên đến con số 6.6 triệu tấn, thu về hơn 3.66 tỷ USD. Nếu so với thời điểm năm 2011, để thu về được 3.65 tỷ USD số lượng gạo xuất khẩu phải lên đến 7.1 triệu tấn.
Như vậy có thể thấy rõ, chất lượng gạo và cả giá gạo Việt Nam trong những năm qua đã tăng lên rõ rệt. Con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng trong 3 tháng cuối năm và các năm tiếp theo.
Tổng hợp các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay
Việt Nam sản xuất và xuất khẩu ra thế giới khá nhiều loại gạo khác nhau, trong số đó có một vài loại nổi bật, số lượng tiêu thụ lớn, chất lượng tốt được biết đến nhiều nhất như: Gạo ST25, gạo nếp, gạo Japonica, gạo Hương Lài, gạo ST24 hay gạo Jasmine 85,…
Tin liên quan: Quy Trình Đóng Gói Gạo Xuất Khẩu Đúng Quy Định
Gạo ST25
Đây là một loại gạo mới được Việt Nam sản xuất và xuất khẩu trong những năm gần đây nên chất lượng gạo rất tốt, được nhiều thị trường ưa chuộng. Số lượng gạo ST25 được tiêu thụ cao nhất trong các loại gạo được xuất khẩu.
Hạt gạo ST25 thon, dài, màu hơi trong. Khi nấu chín có mùi thơm dịu, hạt gạo dính, dẻo dai, vị ngọt nhẹ, và chứa hàm lượng lớn các loại dinh dưỡng. Giá của gạo ST25 khá cao giúp người nơi dân có nguồn thu ổn định để bám trụ với nghề canh tác, thu hoạch lúa gạo.
Gạo nếp
Gạo nếp là loại gạo thu hoạch từ cây lúa nếp, điểm nổi bật nhất của loại gạo này là hạt gạo khá ngắn, màu hạt gạo hơi trắng đục, khi nấu lên rất dẻo, độ dính cao và mùi thơm dịu rất riêng.
Hàm lượng dinh dưỡng của gạo nếp khá cao so với các loại gạo khác. Trong 100 gram cơm nấu từ gạo nếp chứa đến hơn 340 calo cùng với nhiều loại vitamin, khoáng chất như: Vitamin B, canxi, protein…Một điểm nổi bật khác của loại gạo nếp này là thành phần cơm không chứa gluten nên đây sẽ là lựa chọn tốt cho những người có bệnh Celiac.
Gạo Japonica
Gạo Japonica có nguồn gốc từ Nhật Bản đã được canh tác thành công tại Việt Nam và đạt sản lượng lớn hàng năm. Loại gạo Japonica của Việt Nam khi xuất khẩu được các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rất ưa chuộng.
Đặc điểm nổi bật nhất của loại gạo này là hạt gạo tròn, bóng mẩy và có độ cứng cao hơn tương đối so với các loại gạo ST25, gạo nếp hay gạo Hương Lài. Hàm lượng dinh dưỡng của loại gạo này rất cao, giàu các loại khoáng chất và vitamin như: Vitamin B1, B2, E, K, canxi… Khi nấu chín, gạo Japonica có mùi thơm nhẹ nhàng và vị ngọt rất thanh khi ăn.
Gạo Jasmine 85
Gạo Jasmine 85 cũng là một loại gạo vô cùng phổ biến, có sản lượng tiêu thụ cao top đầu trong các loại gạo Việt Nam xuất khẩu. Khi nấu chín, gạo Jasmine 85 thơm hương rất tự nhiên, hạt gạo bóng mẩy, hơi trong suốt và không bị vón cục khi nấu chín nên được nhiều thị trường thế giới ưa chuộng.
Tương tự với gạo ST25m giá trị xuất khẩu của gạo Jasmine 85 khá cao nên bà con nông dân có nguồn thu nhập tốt, ổn định từ việc canh tác, trồng trọt lúa nước.
Gạo Hương Lài
Gạo Hương Lài cũng là một trong số những loại gạo phổ biến được Việt Nam sản xuất, xuất khẩu. Hạt gạo Hương Lài có dáng thuôn dài, màu gạo hơi trong, cơm mềm dẻo ngay cả khi đã nguội, mùi rất thơm khi nấu, vị ngọt thanh và thành phần dinh dưỡng giàu đạm, chất xơ.
Không chỉ là loại gạo xuất khẩu nổi bật, gạo Hương Lài cũng là lựa chọn phổ biến ở cả thị trường trong nước bởi chất lượng và giá thành tốt.
Lời kết
Qua những gì chúng tôi vừa chia sẻ về các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam trong bài viết trên, bạn đọc đã phần nào nắm được tổng quan vị thế của nước ta trong kim ngạch xuất khẩu gạo trên thế giới và tình hình xuất khẩu gạo trong 9 tháng đầu năm nay. Hy vọng những gì Cơ Khí Anpha – Anpha Tech chia sẻ ở trên đã giúp bạn có được những thông tin có ích.
Bài viết liên quan
Quy Trình Sản Xuất Viên Nén Gỗ Công Nghiệp
Viên nén gỗ được sử dụng với mục đích chủ yếu là đốt cháy để...
Th7
Máy Đóng Gói Siro Tự Động Tại Cơ Khí Anpha
Máy đóng gói siro góp phần giúp cho khâu đóng gói siro vào bao bì...
Th5
Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Cá Nục Sốt Cà Đóng Hộp
Cá nục sốt cà đóng hộp là một món ăn được đông đảo người dùng...
Th5