HS code hay mã HS có vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đặc biệt khi tính thuế của các lô hàng, tác động trực tiếp đến việc định giá của hàng hóa. Vậy HS code là gì? Có những cách tra cứu HS code nào dễ dàng và chính xác nhất hiện nay.
Mã HS Code là gì?
HS code là một dãy số được quy ước chung trên toàn thế giới, chuyên dùng để phân chia các loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Dãy số này được Tổ chức WCO (Hải quan thế giới) phát hành dựa trên hệ thống phân loại hàng hóa. HS là từ viết tắt của Harmonized Commodity Description and Coding System, có nghĩa là Hệ thống mô tả và mã hóa hàng hóa.
Dựa vào HS code, hải quan có thể dễ dàng đánh thuế cho từng loại hàng hóa. Đồng thời giúp cơ quản quản lý nhanh chóng thống kê các số liệu thương mại về xuất nhập khẩu. HS code đảm bảo hàng hóa được phân loại có hệ thống cho tất cả các loại hàng hóa trên mọi lãnh thổ, mọi quốc gia. Đây có thể coi ngôn ngữ chung của ngành hải quan thế giới khi có thể giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa các công việc xuất nhập khẩu, đẩy nhanh quá trình đàm phán thương mại…
Cách tra cứu mã HS code chính xác
Bên cạnh thắc mắc HS code là gì, cách tra cứu mã này cũng được nhiều người quan tâm. Hệ thống mã HS khá phức tạp, do đó để tra cứu chính xác chúng ta cần phải dựa vào các quy tắc chung. HS code có tất cả 6 quy tắc được sắp xếp theo thứ tự lần lượt từ 1 đến 6. Người tra cứu sẽ phải bắt đầu từ quy tắc thứ nhất, nếu không thể áp dụng được thì mới áp dụng quy tắc tiếp theo.
Quy tắc số 1: Tra cứu tên gọi nhóm và Chú giải chương
Quy tắc đầu tiên này không có tác dụng trong việc phân loại hàng hóa mà chỉ giúp kiểm tra xem nó nằm ở phân nhóm nào. Bởi vì tên gọi của các phần, chương trong hệ thống không thể mô tả hết được đặc tính của sản phẩm. Chúng ta phải dựa vào phân nhóm và chú giải chương.
Quy tắc số 2: Tra cứu sản phẩm chưa hoàn chỉnh và hỗn hợp cùng nhóm
Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn chỉnh
- Một sản phẩm chưa được lắp ráp hoàn chỉnh hoặc thiếu một số thành phần nhưng có đặc điểm và công năng sử dụng như sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được áp dụng mã HS như sản phẩm đã hoàn chỉnh.
- Một sản phẩm có các thành phần có thể tháo rời mà thành phần đó nếu lắp ráp vào sẽ cho sản phẩm hoàn chỉnh sẽ áp dụng mã HS của sản phẩm hoàn thiện.
- Những bộ phận tháo rời hoặc thừa ra so với yêu cầu sẽ được phân thành nhóm riêng.
Quy tắc 2b: Hỗn hợp cùng nhóm
- Quy tắc này chỉ được áp dụng cho các sản phẩm là hỗn hợp của các chất liệu và nguyên liệu cấu thành.
- Theo đó, hỗn hợp cùng một nhóm thì áp dụng mã HS của cùng một nhóm. Hỗn hợp khác nhóm thì áp dụng mã HS theo chất cơ bản chiếm tỷ lệ cao nhất của hỗn hợp.
>>Có thể bạn quan tâm: Ce là gì?
Quy tắc số 3: Tra cứu sản phẩm có đặc tính nằm ở nhiều nhóm khác nhau
Quy tắc 3a: Khi một sản phẩm có mô tả ở nhiều nhóm khác nhau thì sẽ áp dụng mã HS thuộc nhóm nào có mô tả cụ thể nhất so với các mô tả ở nhóm khác.
Quy tắc 3b: Khi sản phẩm được tạo thành từ nhiều sản phẩm nhỏ nằm ở nhiều nhóm khác nhau thì áp dụng mã HS của sản phẩm chính, mang đặc điểm chính của sản phẩm chủ đạo.
Quy tắc 3c: Sản phẩm được phân loại và sắp xếp vào nhóm có thứ tự cuối cùng trong các nhóm nếu không áp dụng được các quy tắc 3a và 3b.
Quy tắc số 4: Tra cứu phân loại sản phẩm so sánh
Khi phân loại một sản phẩm mới, cần so sánh nó với các sản phẩm đã được phân loại từ trước. Dựa vào các yếu tố như mô tả, đặc tính, công dụng của sản phẩm để xem xét và phân nhóm. Các sản phẩm khi đã được so sánh sẽ được phân loại vào nhóm có nhiều sản phẩm giống chúng nhất.
Quy tắc số 5: Tra cứu dựa trên hộp đựng, bao bì
Quy tắc 5a: Hộp đựng.
Áp dụng mã HS cho các sản phẩm được phân loại có các hộp đựng có hình dạng đặc thù để chứa sản phẩm dùng trong khoảng thời gian lâu dài và đi kèm với hàng hóa. Không áp dụng với các hộp đựng có tính chất nổi bật hơn so với sản phẩm bên trong.
Quy tắc 5b: Bao bì.
Quy tắc này xác định việc phân loại bao bì được dùng cho các sản phẩm sử dụng chung như hộp carton, thùng nhựa… Tuy nhiên không áp dụng cho bao bì tái sử dụng bằng kim loại.
Quy tắc số 6: Tra cứu dựa trên phần giải thích cách phân loại và so sánh
Việc sắp xếp và phân chia sản phẩm vào các nhóm phải thích hợp với từng phân nhóm, thích hợp với các chú giải của nhóm và chương liên quan. Khi so sánh hàng hóa ở các nhóm khác nhau thì lưu ý so sánh cùng cấp.
Với những thông tin chia sẻ HS code là gì và 6 quy tắc, bạn hoàn toàn có thể tra cứu mã HS một cách dễ dàng. Ngoài ra, Nếu bạn có thắc mắc có thể liên hệ tới Cơ khí ANPHA để được hỗ trợ miễn phí.
Bài viết liên quan
Tìm Hiểu Nguyên Lý Máy Chiết Rót Định Lượng – Cơ Khí Anpha
Máy chiết rót định lượng có nhiệm vụ chính là chiết rót chất lỏng vào...
Th4
Bột Mì Hữu Cơ Là Gì? Dùng Bột Mì Hữu Cơ Có Tác Dụng Gì?
Bột mì là một trong những loại thực phẩm được sử dụng vô cùng phổ...
Th1
Nước Sốt Hay Nước Xốt? Đâu Là Cách Viết Chuẩn Chính Tả Việt Nam?
Nước sốt hay nước xốt mới thật sự là cách viết chuẩn theo đúng chính...
Th2