Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Bún Khô Quy Mô Công Nghiệp

Bún khô là một loại thực phẩm được sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống, là nguyên liệu chính của nhiều món ăn ngon. Mặc dù bún khô là loại thực phẩm rất phổ biến, tuy nhiên không có nhiều người biết được quy trình sản xuất bún khô gồm có những bước nào, nguyên liệu dùng để làm bún khô là gì…tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng theo dõi. 

Bùn khô được dùng để chế biến những món ăn nào?

Bún khô là nguyên liệu được sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn đặc trưng, hấp dẫn. Sở dĩ, các loại bún khô được khá nhiều người lựa chọn vì thời gian sử dụng bún khô lâu hơn rất nhiều so với các loại bún tươi chỉ sử dụng được trong vòng 1 – 2 ngày. 

Một số món ăn ngon được nấu bằng bún khô: Nhân chả giò, bún miến, hủ tiếu gõ, canh bún, nấu chín dùng thay thế cho bún tươi,…

quy trình sản xuất bún khô
Bùn khô được dùng để chế biến những món ăn nào?

Quy trình sản xuất bún khô quy mô công nghiệp

Quy trình sản xuất bún khô theo chuẩn công nghiệp cần trải qua rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều có nhiệm vụ riêng rieng. Bạn đọc có thể tham khảo cụ thể trong bài chia sẻ dưới đây của Cơ Khí Anpha.

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu chính sử dụng để làm bún khô là gạo, bún khô làm ra có ngon hay không, mùi có thơm hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các loại gạo sử dụng để sản xuất bún. Do đó, nếu muốn làm ra có chất lượng tốt, thơm và dẻo dai sau khi nấu thì cần chọn những loại gạo ngon để làm nguyên liệu đầu vào.

Sơ chế nguyên liệu 

Sau khi lựa chọn được loại gạo phù hợp, công đoạn tiếp theo là sơ chế để loại bỏ hết bụi bẩn và các vi sinh vật bám bên ngoài hạt gạo. Gạo sẽ được rửa qua nhiều lần với nước để làm sạch, sau đó là ngâm gạo ngập trong nước khoảng từ 30 – 120 phút để gạo ngậm nước, mềm ra và thuận tiện cho công đoạn, nghiền mịn, xay mịn tiếp theo. 

Sơ chế nguyên liệu 
Sơ chế nguyên liệu

Nghiền mịn gạo, tách nước

Gạo sẽ được nghiền mịn bằng hệ thống máy nghiền chuyên dụng cùng với một lượng nước vừa phải và chọn chế độ nghiền mịn nhất. Gạo càng được nghiền mịn thì sợi bún khô làm ra khi dùng để chế biến món ăn mới mềm mịn, không có cảm giác bị cộm cấn. 

Sau khi gạo xay xong sẽ tiến hành tách nước để loại bỏ bớt lượng nước trong bột. Khi thực thiện công đoạn này, cần chú ý chỉ ép đến khi bột đặt đến mức độ ẩm tiêu chuẩn, không nên ép quá khô sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bún khi làm ra.  

Tạo sợi bún 

Sau khi hoàn tất công đoạn tách nước xong, bột sẽ được vận chuyển đến các thiết bị chuyên dụng để tạo sợi. Kích thước sợi bún khô khá đa dạng từ nhỏ đến lớn để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vô cùng đa dạng của người tiêu dùng. 

Làm chín

Bộ sau khi hoàn tất công đoạn tạo sợi sẽ được đưa lên băng chuyền, băng chuyền này di chuyển qua hệ thống làm nóng bằng hơi nước nên sợi bún sẽ được làm chín. Công đoạn làm chín này giúp cho sợi bún trở nên mềm, dẻo dai hơn để thuận tiện cho các công đoạn phơi, sấy thành bún khô tiếp theo sau.  

Phơi, sấy bún

Sợi bún sau khi làm chín vẫn còn chứa một lượng lớn độ ẩm, do đó cần được phơi, sấy để tạo thành bún khô thành phẩm.

Phơi, sấy bún
Phơi, sấy bún

Để làm khô bún, có thể áp dụng phương pháp phơi dưới nắng hoặc sấy bằng lò đều được. Tuy nhiên, phương pháp phơi bún chỉ phù hợp với những ngày trời nắng lớn, còn phương pháp làm khô bún bằng lò sấy sẽ phù hợp với mọi thời điểm, đồng thời không cần lo lắng đến vấn đề bụi bẩn hay thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng đến chất lượng bún khô.

Đóng gói vào bao bì

Khi công đoạn làm khô bún hoàn tất, bún khô sẽ được đóng gói vào bao bì bằng các thiết bị máy đóng gói công nghiệp chuyên dụng. Sau đó là in ấn, dán thông tin sản phẩm và thông tin doanh nghiệp sản xuất lên bao bì đựng bún khô. Những thông tin này sẽ giúp cho người tiêu dùng thuận tiện tham khảo và lựa chọn sử dụng nếu phù hợp. 

Bảo quản và vận chuyển đi phân phối

Công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất bún khô là đưa bún đã đóng gói bao bì vào kho để bảo quản hoặc sắp xếp lên xe để vận chuyển đi phân phối ra thị trường phục vụ nhu cầu sử dụng con người tiêu dùng. 

Lời kết

Qua một số thông tin chi tiết Máy Đóng Gói Anpha vừa chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết trên, bạn đã phần nào hình dung ra được các bước cụ thể trong quy trình sản xuất bún khô quy mô công nghiệp được áp dụng tại hầu hết các nhà xưởng sản xuất của các thương hiệu bún khô uy tín trên thị trường hiện nay và những lưu ý trong quá trình sản xuất bún khô. Hy vọng những chia sẻ của maydonggoi.com.vn sẽ có ích với bạn đọc.

Bài viết liên quan

Máy Đóng Gói Ngũ Vị Hương Tự Động Tại Cơ Khí Anpha

Ngũ vị hương là một gia vị được sử dụng nhiều để tẩm ướp các...

Máy Đóng Túi Tự Động Chuyên Nghiệp

Máy đóng túi được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào quy trình sản xuất và...

Quy Trình Sản Xuất Thạch Dừa Và Đóng Gói Tự Động

Thạch dừa là món ăn tráng miệng thơm ngon, mát lạnh rất được ưa chuộng...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *