Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Bún Tươi Tiêu Chuẩn 

Bún tươi là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến chỉ đứng sau cơm, do đó có rất nhiều món ăn được chế biến từ bún tươi hoặc có bún tươi là thành phần nguyên liệu chính. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng với Cơ Khí Anpha – Anpha Tech tìm hiểu chi tiết về tìm hiểu chi tiết về nguyên liệu sản xuất bún tươi, những món ăn thường dùng kèm với bún tươi và các bước chi tiết trong quy trình sản xuất bún tươi hiện nay.

Nguyên liệu làm bún tươi là gì?

Bún tươi là loại thực phẩm được sản xuất, chế biến từ gạo, trong quá trình chế biến, bún đã được nấu chín nên khi mua về bạn không cần phải nấu lại. Chính vì được làm từ gạo nên bún tươi được dùng để chế biến ra rất nhiều món ăn thay thế cơm như: 

quy trình sản xuất bún tươi
Nguyên liệu làm bún tươi là gì?
  • Bún bò
  • Bún riêu
  • Bún mọc
  • Bún đậu mắm tôm
  • Bún xào
  • Bún măng vịt
  • Bún mắm,…

Quy trình sản xuất bún tươi tiêu chuẩn hiện nay

Quy trình sản xuất bún tươi bao gồm nhiều công đoạn từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thiện, đóng gói và đưa ra thị trường tiêu thụ. Dưới đây là các công đoạn chi tiết và vai trò của từng công đoạn trong quy trình sản xuất. 

Quy trình sản xuất bún tươi tiêu chuẩn hiện nay
Quy trình sản xuất bún tươi tiêu chuẩn hiện nay

Chuẩn bị gạo làm bún

Nguyên liệu chính để làm bún tươi là từ gạo, do đó để cho bún làm ra có hương vị thơm ngon thì chất lượng gạo đóng vai trò rất quan trọng. Khi lựa chọn gạo để sản xuất bún tươi, bạn cần chú ý chọn loại gạo mới, hạt gạo trắng đẹp, không bị sâu mọt.

Vo gạo

Đây là công đoạn có tác dụng loại bỏ hết bụi bẩn, vỏ trấu sót lại, các loại vi sinh vật bám trên hạt gạo. Việc vo, làm sạch gạo trước khi ngâm cũng giúp cho gạo ngâm xong sẽ không có hiện tượng bị chua, hạt gạo bị đổi màu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sợi bún tươi làm ra. 

Ngâm gạo

Gạo sau khi đã được vo, làm sạch với nước nhiều lần sẽ được đưa đến công đoạn tiếp theo là ngâm gạo. Quá trình này sẽ giúp cho hạt gạo mềm hơn và giúp cho quá trình xay, nghiền mịn gạo diễn ra thuận lợi hơn. 

Thông thường, gạo sẽ được ngâm khoảng từ 18 – 24 tiếng đối với gạo cũ, và khoảng 12 – 18 tiếng đối với gạo mới thu hoạch trong mùa. Nước dùng để ngâm gạo sẽ được hòa tan muối vào với nồng độ khoảng từ 5 – 10%, lượng nước ngâm gạo sẽ cao hơn mặt gạo khoảng 20cm (1 gang tay). Nước dùng để ngâm gạo làm bún nên dùng nước đã qua xử lý để đảm bảo chất lượng bún. 

Ngâm gạo
Ngâm gạo

Xay mịn gạo 

Sau khi ngâm gạo xong, gạo sẽ được vớt ra sau đó đưa đến công đoạn xay mịn bằng cách xay ướt (xay gạo cùng với nước để gạo mịn nhất có thể), nước và gạo dùng để xay theo tỉ lệ 1:1.

Sau công đoạn xay nghiền, bạn sẽ thu được một dạng hỗn hợp gồm nước và bột gạo, công đoạn tiếp theo cần thực hiện là tách bỏ bớt nước trong bột

Tách nước

Công đoạn tách nước có tác dụng chính là loại bỏ bớt phần nước thừa bên trong hỗn hợp và để thu về những khối bột gạo khi cần trên tay vẫn còn độ ẩm. Sau khi tách nước, các khối bột tiếp tục được vào thiết bị ép ly tâm, thiets bị sấy để sấy trong khoảng 90 giây. 

Bột gạo sau khi sấy xong có thể bóp vỡ bằng tay, tuy nhiên vẫn giữ được độ ẩm cần thiết. 

Công đoạn nhào bột 

Số bột vừa được tách nước xong trong công đoạn nhào bột sẽ được cho thêm nước với tỉ lệ 2 bột : 1 nước. Hầu hết các cơ sở làm bún tươi hiện nay đều ứng dụng các thiết bị máy móc để thực hiện công đoạn nhào giúp bột được nhào đều, mịn và chất lượng đồng đều. Thời gian nhào bột làm bún tươi sẽ diễn ra trong khoảng từ 45 – 60 phút tùy theo thiết bị sử dụng. 

Công đoạn nhào bột 
Công đoạn nhào bột

Tạo hình bún

Bột sau khi nhào xong sẽ được cho vào thiết bị ép, ở mặt dưới của máy ép có các lỗ to, nhỏ khác nhau để tạo ra nhiều kích thước sợi bún cho phù hợp với từng món ăn. 

Luộc chín bún

Ở bên dưới thiết bị ép tạo hình bún là nồi nước sôi lớn, sợi bún ép ra sẽ rơi vào nồi và được luộc chín trong một thời gian nhất định, sau đó sẽ được vớt ra khỏi nồi nước sôi và để nguội. 

Đóng gói và đưa đi tiêu thụ

Sau khi bún nguội sẽ được vận chuyển đến khâu đóng gói để đóng gói vào bao bì bằng máy đóng gói bún miến để thuận tiện cho việc bảo quản và phân phối đi tiêu thụ. Ngoài bún đóng gói vào bao bì, một lượng lớn bún tươi sau khi nguội sẽ được đưa đi phân phối cho các bên bán lẻ, các cửa hàng kinh doanh các món liên quan đến bún tươi. 

Đóng gói và đưa đi tiêu thụ
Đóng gói và đưa đi tiêu thụ

Lời kết

Hy vọng rằng những thông tin chi tin chi tiết về quy trình sản xuất bún tươi maydonggoi.com.vn vừa chia sẻ ở trên sẽ có ích với bạn đọc.

Bài viết liên quan

Quy Trình Sản Xuất Sữa Tắm Đạt Chuẩn Từ A – Z

Sữa tắm là một trong những sản phẩm chăm sóc da quen thuộc được nhiều...

Quy Trình Chế Biến Chè Xanh Đạt Tiêu Chuẩn Chất Lượng GMP

Chè xanh là loại nước uống quốc dân bởi hương vị thơm ngon đặc trưng,...

Quy Trình Sản Xuất Bột Cá Từ A – Z

Bột cá là một thành phần quan trọng không thể thiếu để sản xuất ra...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *