Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Rượu Công Nghiệp

Rượu là loại đồ uống có cồn được sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống thường ngày. Trong bài viết dưới đây, Cơ Khí Anpha chia sẻ đến bạn một số thông tin chi tiết về rượu và các công đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất rượu theo quy mô công nghiệp. Hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé. 

Rượu công nghiệp là rượu gì? 

Rượu công nghiệp là loại rượu được sản xuất bằng cách ứng dụng các thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và tăng năng suất, hiệu quả công việc so với phương pháp sản xuất rượu truyền thống. 

Những nguyên liệu nào được dùng để sản xuất rượu? 

Để sản xuất rượu, các nguyên liệu chính cần phải chuẩn bị gồm có: 

quy trình sản xuất rượu
Những nguyên liệu nào được dùng để sản xuất rượu?
  • Gạo: Gạo là nguyên liệu chính để sản xuất rượu, để rượu nấu ra có hương vị thơm ngon, đặc biệt thì nên sử dụng loại gạo ngon, chất lượng. Các loại gạo được sử dụng phổ biến nhất để nấu rượu là gạo nếp, gạo dẻo, loại gạo có hạt to, mẩy, chất lượng tốt. 
  • Men: Men là nguyên liệu không thể thiếu để ủ thành công một mẻ rượu. Men sẽ giúp cho quá trình lên men diễn ra hiệu quả và tạo ra những hương vị đặc trưng, hấp dẫn nhất cho rượu khi thành phẩm.  
  • Nước sạch: Nước cũng là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất rượu. Nước sử dụng để sản xuất rượu phải đảm bảo độ tinh khiết, chất lượng vệ sinh.

Quy trình sản xuất rượu gạo theo quy mô công nghiệp

Những chai rượu gạo được bày bán trên thị trường đều phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau trong quy trình sản xuất để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Bạn đọc muốn tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình sản xuất rượu có thể tham khảo thông tin chi tiết chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Quy trình sản xuất rượu gạo theo quy mô công nghiệp
Quy trình sản xuất rượu gạo theo quy mô công nghiệp

Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu

Gạo được sử dụng để sản xuất rượu phải là loại gạo có chất lượng, thông thường sẽ là gạo nếp hoặc gạo tẻ hoặc những loại gạo có hàm lượng tinh bột cao. Sau khi chuẩn bị gạo xong thì mang gạo đi vo, đãi sạch nhiều lần với nước để loại bỏ hết các tạp chất, sạn, mùn, cám còn sót lại sau khi xay xát. 

Tiếp đến, gạo làm sạch xong sẽ được ngâm trong nước từ khoảng 4 đến 6 tiếng để hạt gạo mềm ra thì khi nấu thành cơm sẽ dễ chín. Ngoài ra, khi ngâm gạo, một số tạp chất khác có thể ảnh hưởng đến quá trình lên men cũng được loại bỏ hoàn toàn. 

Nấu cơm

Gạo sau khi ngâm được hấp chín bằng nồi hấp hoặc hệ thống hấp công nghiệp, quá trình này cần kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ và thời gian để đảm bảo cơm chín đều và đạt độ dẻo tiêu chuẩn để quá trình lên men diễn ra thuận lợi.

Nấu cơm
Quy trình sản xuất rượu – Nấu cơm

Trộn men, ủ cơm rượu

Cơm sau khi được hấp chín sẽ được làm nguội về mức nhiệt độ khoảng 30°C – 35°C, sau đó men rượu được trộn đều vào cơm. Lưu ý là không rắc men khi cơm quá nguội hoặc quá nóng. 

Cơm trộn men được ủ trong các thùng chứa hoặc bồn lên men công nghiệp ở mức nhiệt từ 28°C – 32°C trong khoảng từ 5 – 7 ngày, trong thời gian này men chuyển hóa tinh bột thành đường và sau đó thành rượu.

Chưng cất

Sau khi quá trình lên men hoàn tất, hỗn hợp rượu gạo được chưng cất bằng hệ thống chưng cất công nghiệp.

Quy trình sản xuất rượu - Chưng cất
Quy trình sản xuất rượu – Chưng cất
  • Lần thu rượu đầu tiên rượu thu được sẽ có nồng độ cồn khoảng 55 – 56 độ. 
  • Lần thu thứ 2 nồng độ cồn của rượu sẽ còn khoảng 35 – 45 độ.
  • Lần thu thứ 3, rượu khá loãng, không còn mùi thơm đặc trưng mà thay vào đó là mùi chua.

Lọc và để nguội

Sau khi chưng cất xong, rượu cần được lọc qua nhiều hệ thống lọc khác nhau nhằm loại bỏ cặn bã và tạp chất còn sót lại. Các bộ lọc thường được sử dụng là than hoạt tính, màng lọc siêu mịn hoặc các hệ thống lọc chuyên dụng. Rượu lọc được để nguội tự nhiên để ổn định cấu trúc và chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo.

Khử độc tố

Công đoạn khử độc tố này có tác dụng loại bỏ triệt để các tạp chất, độc tố ở mức nhiệt bay hơi. Rượu khử độc tố xong là đã sẵn sàng để đóng chai.

Khử độc tố
Khử độc tố

Đóng chai, dán nhãn

Rượu được khử độc tố xong sẽ đưa vào máy chiết rót rượu chuyên dụng để chiết rót vào chai, thể tích các chai là đồng đều và được cài đặt sẵn trên máy. Tiếp đến, rượu đóng chai được lấy mẫu bất kỳ để kiểm tra chất lượng, chỉ khi mẫu rượu đạt yêu cầu mới được tiến hành các công đoạn cuối cùng là dán tem nhãn để phân phối ra thị trường.

Cuối cùng, rượu sẽ được cho vào hộp giấy, hộp carton có dán nhãn đầy đủ thông tin như: Thành phần, nồng độ cồn, nhà sản xuất và hạn sử dụng,…như vậy là rượu đã sẵn sàng để phân phối ra thị trường để tiêu thụ. 

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về rượu gạo, một loại đồ uống có cồn được sử dụng vô cùng phổ biến. Mong rằng với những thông tin maydonggoi.com.vn chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã biết chính xác các công đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất rượu công nghiệp để tạo những chai rượu thành phẩm đang được phân phối, bày bán trên thị trường.

Bài viết liên quan

6+ Cách Chọn Máy Đóng Gói Chất Lượng Cần Biết

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất, cung cấp các...

Máy Đóng Gói Hạt Tiêu Tự Động Chuyên Nghiệp | Cơ Khí Anpha

Hạt tiêu là một trong những mặt hàng nông sản mang lại nhiều lợi nhuận...

Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Than Không Khói

Than không khói ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong đời sống bởi...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *