Quy Trình Sản Xuất Thuốc Cốm Tiêu Chuẩn GMP

Thuốc cốm là loại dược phẩm rất quen thuộc, được sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng với Cơ Khí Anpha – Anpha Tech tìm hiểu chi tiết về thuốc cốm là gì, các công đoạn chi tiết trong quy trình sản xuất thuốc cốm mà chúng tôi đã tổng hợp, chia sẻ ngay dưới đây. 

Thuốc cốm là gì?  

Thuốc cốm là một loại dược phẩm được điều chế, sản xuất ở dạng cốm chứa các loại tá dược có lợi cho sức khỏe khi sử dụng. Hầu hết các loại thuốc cốm đều có vị ngọt, mùi thơm dễ chịu nên có thể ăn trực tiếp. 

Phần lớn các loại thuốc cốm trên thị trường hiện tại đều là sản phẩm dành cho trẻ em bởi màu sắc đa dạng, hương vị phù hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ nên sẽ dễ thuyết phục trẻ sử dụng hơn. 

quy trình sản xuất thuốc cốm
Thuốc cốm là gì?

Các thành phần có trong thuốc cốm

Khi bào chế thuốc cốm, trong thành phần của sản phẩm gồm có: 

  • Dược liệu: Để làm ra được thuốc cốm dạng rắn, trong thành phần cần có bột cao dược liệu .
  • Dược chất: Các loại dược chất trong thuốc cốm thường là dược chất dạng lỏng, kém bền, dễ bị thủy phân và khó nén viên. 
  • Các loại tá dược: Một số loại tá dược được dùng để sản xuất thuốc cốm gồm có: Tá dược dính, tá dược trơn, tá dược điều vị, tá dược dính, tá dược rã, chất gây phân tán,…

Thuốc cốm được bào chế theo những phương pháp nào? 

Hiện tại, có 3 phương pháp bào chế thuốc cốm đang được sử dụng để sản xuất ra các loại thuốc cốm trên thị trường là:

Thuốc cốm được bào chế theo những phương pháp nào? 
Thuốc cốm được bào chế theo những phương pháp nào?
  • Phương pháp tạo hạt tầng sôi
  • Phương pháp tạo hạt khô
  • Phương pháp tạo hạt ướt

Mỗi một phương pháp bào chế trên đều có ưu, nhược điểm riêng nên các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm có thể cân nhắc, sử dụng phương pháp bào chế phù hợp.

Quy trình sản xuất thuốc cốm tiêu chuẩn

Tham khảo các công đoạn chi tiết trong quy trình sản xuất thuốc cốm tiêu chuẩn hiện nay.  

Quy trình sản xuất thuốc cốm tiêu chuẩn
Quy trình sản xuất thuốc cốm tiêu chuẩn

Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu

Nguyên liệu sử dụng để bào chế thuốc cốm cần được lựa chọn, kiểm tra kỹ càng, đảm bảo đủ tiêu chuẩn mới được đưa đến các khâu tiếp theo. 

  • Nghiền nguyên liệu: Nguyên liệu sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng, đạt đủ các điều kiện cần thiết sẽ được đưa đi nghiền nhỏ để các công đoạn tiếp theo sau diễn ra thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, kích thước càng nhỏ thì quá trình hòa tan của thuốc càng nhanh, do đó làm tăng sinh khả dụng của thuốc cốm. 
  • Rây nguyên liệu: Nguyên liệu được nghiền xong sẽ đưa đến công đoạn rây để thu được kích thước nguyên liệu phù hợp và đồng đều. Phần nguyên liệu chưa đạt chuẩn kích thước sẽ tiếp tục đưa trở lại công đoạn nghiền nhỏ. 

Công đoạn phối trộn

Sau khi thu được nguyên liệu đã rây và có độ mịn như mong muốn, nguyên liệu sẽ được đưa đến khâu tiếp theo để tiến hành phối trộn. Công đoạn này được thực hiện bởi máy móc chuyên dụng để nguyên liệu được đảo đều và đồng nhất. 

Trong quá trình đảo, tiến hành thêm từ từ các loại tá dược cần thiết vào hỗn hợp nguyên liệu để tạo thành một khối hỗn hợp. 

Công đoạn tạo hạt

Đây là công đoạn biến khối hỗn hợp vừa phối trộn được thành hình các hạt, sợi thuốc cốm. Có 3 cách để tạo hạt, tạo sợi thuốc cốm như sau: 

Công đoạn tạo hạt
Công đoạn tạo hạt
  • Phương pháp tạo hạt ướt: Khối nguyên liệu sau khi phối trộn sẽ được cho thêm tá dược lỏng, sau đó đưa đi ép qua rây có kích thước phù hợp. Trong quá trình rây, tránh để các dây thuốc cốm quá dài có thể làm dính bết, không ra được hình dạng như mong muốn.  
  • Phương pháp tạo hạt khô: Hỗn hợp nguyên liệu ở dạng khối sau khi phối trộn sẽ được dập thành viên nhỏ với kích thước khoảng 2cm. Sau đó các viên nhỏ này tiếp tục được dập thành các hạt nhỏ hơn, tất cả sẽ mang đi rây qua lưới có kích thước phù hợp để thu về lượng hạt có kích thước như ý muốn. Riêng các hạt kích thước còn lớn lại tiếp tục được dập và rây cho đến khi hoàn tất. 
  • Phương pháp tạo hạt tầng sôi: Các thành phần nhỏ sẽ di chuyển hỗn loạn bên trong buồng sấy và kết dính lại với nhau và dần dần tạo thành hình hạt cốm. Các hạt này sẽ được làm khô bằng không khí nóng ngay trong buồng sấy. Thuốc cốm được tạo ra bằng phương pháp bào chế này có hàm lượng tá dược và kích thước đồng đều.

Công đoạn sấy thuốc cốm

Sau khi xát hạt xong, thuốc cốm sẽ được đưa đi sấy khô ở mức nhiệt khoảng 60 – 70 độ C trong vòng 3 – 5 tiếng. Khi độ ẩm của cốm thuốc đạt mức dưới 3% thì ngưng sấy, để cốm thuốc nguội dần. 

Công đoạn trộn đồng nhất

Ở công đoạn này, thuốc cốm sẽ được trộn với tá dược trơn để tạo ra thành phẩm cuối cùng trước khi đưa đi đóng gói. 

Đóng gói thuốc cốm 

Thuốc cốm được đưa đến máy đóng gói hạt chuyên dụng để đóng gói vào bao bì, dán nhãn sau đó đưa đóng gói vào thùng và vận chuyển đi tiêu thụ. 

quy trình sản xuất thuốc cốm
Đóng gói thuốc cốm

Lời kết

Với những thông tin chi tiết về quy trình sản xuất thuốc cốm Cơ Khí Anpha vừa chia sẻ ở trên, bạn đọc đã nắm được các bước thực hiện để sản xuất ra thành phẩm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của thị trường. Mong rằng những chia sẻ cụ thể của chúng tôi sẽ có ích với bạn đọc.

Bài viết liên quan

Máy Đóng Gói Màng Co Bát Đĩa Tự Động – Anpha Tech

Máy đóng gói bát đĩa được rất nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh chén...

Quy Trình Sản Xuất Gạch Không Nung (Gạch Block) Tiêu Chuẩn

Sử dụng gạch không nung là xu hướng chung của ngành xây dựng hiện nay...

Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Cà Phê Chồn Đặc Sản

Cà phê chồn là một loại thức uống đặc sản có giá trị kinh tế...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *