Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Cao Su Từ A – Z

Cao su là một loại vật liệu được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và các hoạt động sản xuất và đóng một vai trò rất quan trọng. Mặc dù vậy, nguyên liệu làm ra cao su, quy trình sản xuất cao su diễn ra như thế nào, gồm những công đoạn nào thì không có nhiều người nắm được. Trong bài viết dưới đây, Cơ Khí Anpha – Anpha Tech sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn đọc quy trình sản xuất cao su từ A – Z, mời bạn đọc cùng theo dõi. 

Tầm quan trọng của cao su và những ứng dụng thực tế 

Cao su là một loại vật liệu sở hữu độ bền cơ học cao, có khả năng đàn hồi tốt, ít bị biến đổi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp, có khả năng cách điện, cách nhiệt và không tan trong nước. Có 2 loại cao su được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: cao su có hai loại chính là cao su tự nhiên được sản xuất từ mủ của cây cao su và cao su tổng hợp được sản từ polyurethane.

quy trình sản xuất cao su
Tầm quan trọng của cao su và những ứng dụng thực tế

Cao su được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực sản xuất và đời sống và đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Một vài ứng dụng nổi bật của cao su như là: 

  • Làm ống dẫn chuyên dụng trong ngành hóa chất, hóa dầu
  • Làm ống dẫn cho các trạm xăng dầu
  • Làm trục cao su trong các ngành in ấn, dệt nhuộm
  • Làm gờ giảm tốc, chống va đập và chặn lùi xe trong ngành giao thông
  • Ứng dụng làm lốp xe, lốp máy bay,….

Quy trình sản xuất cao su chi tiết từ A – Z

Quy trình sản xuất cao su từ nguyên liệu thu thu được ban đầu cho đến khi tạo ra thành phẩm bao gồm rất nhiều công đoạn phải thực hiện. Dưới đây là các công đoạn chi tiết trong quy trình sản xuất cao su, bạn đọc có thể tham khảo qua. 

Khai thác, thu mua mủ cao su

Nguyên liệu để sản xuất cao su là mủ của cây cao su đủ tuổi, do đó các doanh nghiệp sản xuất cao su cần phải khai thác hoặc thu mua nguyên liệu từ người dân để có nguyên liệu sản xuất. 

Khai thác, thu mua mủ cao su
Khai thác, thu mua mủ cao su

Xử lý nguyên liệu

Mủ cao su sau khi thu mua hoặc khai thác về cần được xử lý kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, cành lá, bụi bẩn, sỏi đá lẫn vào nguyên liệu trong quá trình khai thác, thu mua mủ. Quá trình xử lý mủ cao su thường được chia thành các bước nhỏ như sau: 

  • Chưng cất mủ: Mủ cao su sau khi khai thác hoặc sau khi thu mua về thường ở dạng lỏng nên thành phần chứa rất nhiều nước. Do đó cần tiến hành bước chưng cất để loại bỏ hoàn toàn lượng nước trong nguyên liệu. 
  • Kết tủa mủ cao su: Sau khi chưng cất, mủ cao su được tiến hành kết tủa để loại bỏ tạp chất bằng cách thêm vào axit axetic hoặc axit formic để hai thành phần này kết tủa với các tạp chất như bụi bẩn, cành lá,… Việc cho kết tủa sẽ giúp cho công đoạn tiếp theo diễn ra đơn giản, nhanh chóng hơn. 
  • Lọc: Khi cặn bẩn đã được kết tủa lại, bước tiếp theo là lọc để tách mủ cao su khỏi các cặn bẩn đã được kết tủa lại trước đó. 
  • Xử lý bằng phương pháp hóa học: Bước cuối cùng trong công đoạn xử lý mủ cao su là xử lý hóa học nhằm loại bỏ hoàn toàn tạp chất còn sót lại trong mủ cao su để tiến hành công đoạn kế tiếp. 

Làm sạch và xay nhỏ cao su 

Sau khi các bước xử lý ban đầu hoàn tất, đã loại bỏ hoàn toàn tạp chất xong, cao su sẽ được đưa đến khu vực khác làm sạch và xay nhỏ thành dạng bột. Việc xay nhỏ cao su thành bột sẽ thuận tiện hơn cho các công đoạn tiếp theo.

Làm sạch và xay nhỏ cao su 
Làm sạch và xay nhỏ cao su

Trộn, xào bột cao su

Ở công đoạn này, bột cao su sau khi xay nhỏ sẽ được phối trộn thêm với các loại phụ gia cần thiết như chất chống oxy hóa, chất tạo màu, chất tăng cường,… hỗn hợp này sẽ được xào ở mức nhiệt độ cao để các thành phần tan ra và đồng nhất với nhau. 

Lưu huỳnh hóa

Công đoạn lưu huỳnh hóa có tác dụng nâng cao tính đàn hồi và độ bền chắc cho cao su. Trong quá trình lưu huỳnh hóa, cao su được gia nhiệt kết hợp với lưu huỳnh và một số chất khác để tạo sự liên kết chéo từ đó tạo nên độ bền, tính cơ học cao cho loại vật liệu này.

Tráng cao su

Sau khi cao su được lưu huỳnh hóa xong, bước tiếp theo là tráng cao su  với các hợp chất hóa học như chất làm mềm, nhựa. Công đoạn này có tác dụng giúp cho cao su thành phẩm đạt được đầy đủ các tính chất cần thiết.  

Ép, sấy cao su

Tiếp đến, cao su sẽ được đưa đến công đoạn tiếp theo để ép thành dạng tấm mỏng hoặc nhiều hình dáng khác bằng máy ép chuyên dụng. Sau đó cao su được đưa đi sấy khô để đảm bảo lượng nước, độ ẩm thừa trong cao su được loại bỏ hoàn toàn. 

Ép, sấy cao su
Ép, sấy cao su

Kiểm tra chất lượng

Công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất cao su là kiểm tra chất lượng của cao su trước khi phân phối, cung cấp cho khách hàng, thị trường. 

Lời kết 

Bạn đọc vừa tham khảo qua một số thông tin chi tiết về vật liệu cao su, qua đó đã biết được chất liệu này được tạo ra từ đâu, quy trình sản xuất cao su để biến nguyên liệu thô ban đầu thành những miếng cao su thành phẩm có chất lượng tốt để ứng dụng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Mong rằng những chia sẻ cụ thể trên đây của Cơ Khí Anpha đã giúp bạn đọc có thêm được những thông tin có ích.

Bài viết liên quan

Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Hạt Nêm Tiêu Chuẩn Công Nghiệp

Hạt nêm là một loại gia vị được sử dụng rất nhiều để nêm nếm...

Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Mật Ong Nguyên Chất Tiêu Chuẩn

Mật ong được sử dụng rất phổ biến trong đời sống thường ngày, là một...

Quy Trình Sản Xuất Nước Giặt Có Những Công Đoạn Nào?

Nước giặt quần áo là sản phẩm đã khá quen thuộc trong đời sống hàng...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *