Mì ăn liền, hay còn được gọi là mì tôm, đây là loại thực phẩm rất quen thuộc và được tiêu thụ với số lượng vô cùng lớn mỗi năm. Với mì ăn liền, người dùng chỉ mất khoảng từ 3 – 5 phút là đã có ngay một tô mì thơm ngon, hấp dẫn để khỏa lấp cơn đói, rất tiết kiệm thời gian, đặc biệt là với những người bận rộn.
Mặc dù là loại thực phẩm phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết mì tôm được sản xuất ra như thế nào. Vậy, trong bài viết sau đây, bạn đọc hãy cùng với Cơ Khí Anpha tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất mì ăn liền tiêu chuẩn năm 2023.
Quy trình sản xuất mì ăn liền tiêu chuẩn
Quy trình sản xuất mì ăn liền đạt tiêu chuẩn bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi một công đoạn đều được thực hiện bằng máy móc, thiết bị chuyên dụng. Dưới đây là các bước chi tiết:
Chuẩn bị nguyên liệu
Ở bước đầu tiên, nguyên liệu sẽ được chuẩn bị đầy đủ bao gồm các loại gia vị, các loại phụ gia, bột và hòa tan tất cả lại với nhau để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Sau khi tất cả các nguyên liệu đã được làm đều sẽ được đưa đến khâu tiếp theo để trộn.
Trộn bột
Ở khâu này, nguyên liệu sau khi đã được làm đều ở bước chuẩn bị sẽ tiếp tục được trộn đều bằng máy trộn chuyên nghiệp. Ở công đoạn này, hỗn hợp nguyên liệu ban đầu sẽ được trộn cùng với nước để tạo thành một khối bột dẻo và các nguyên liệu sẽ sẽ được hòa tan đều trong khâu này.
Cán bột
Sau khi bột đã được trộn xong sẽ được mang đi cán mỏng. Việc cán mỏng khối bột là bước chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo, tạo sợi mì.
Tạo sợi mì
Với những lá bột được cán mỏng sẵn ở bước trên. Khi đưa đến khâu tạo sợi sẽ được cắt thành từng sợi nhỏ rồi được đùn bông, tạo hình để tăng độ thẩm mỹ cho vắt mì.
Hấp sợi mì
Ở công đoạn này, mì đã được tạo sợi, đùn bông sẽ được đưa vào máy hấp để hấp chín và tăng độ dai cho mình khi chế biến. Ngoài ra, khi hấp, sợi mì cũng đã được làm chín sẵn nên các công đoạn làm chín tiếp theo sau sẽ được rút ngắn.
Cắt mì theo định lượng
Sợi mì sau khi được hấp chín sẽ chuyển tới công đoạn tiếp theo để cắt theo định lượng đặt sẵn. Mì sẽ được vận chuyển qua băng chuyền, trên quá trình đó, các dao cắt có nhiệm vụ cắt mì thành từng vắt đồng đều theo hình dáng đóng gói.
Chiên mì
Các vắt mì được cắt xong sẽ tiếp tục được đưa đến khâu tiếp theo để chiên giòn. Vì mì đã được hấp chín sẵn ở công đoạn trước, vì vậy nên thời gian chiên mì sẽ nhanh hơn.
Các vắt mì sẽ được chiên ở nhiệt độ từ 150 – 179 độ C trong khoảng từ 125 – 130 giây rồi đưa đến khâu tiếp theo.
Làm nguôi vắt mì
Mì sau khi chiên sẽ được làm nguội ở mức nhiệt từ 30 – 40 độ C trong khoảng 1.5 – 2 tiếng.
Bổ sung gói gia vị
Ở nước này, mỗi một vắt mì sẽ được cấp một đến vài gói gia vị khác nhau tùy vào từng loại mì. Quá trình bổ sung gói gia vị được thực hiện bằng máy móc nên thời gian hoàn thiện khá nhanh chóng.
Đóng gói mì vào bao bì
Sau khi hoàn thiện tất cả các khâu chế biến, bổ sung đầy đủ các gói gia vị. Mì sẽ được đóng gói vào bao bì để đưa ra thị trường cung cấp cho người tiêu dùng. Máy đóng gói mì tự động dùng để đóng các vắt mì vào bao bì là thiết bị chuyên dụng.
Kiểm tra chất lượng lần cuối
Ở bước này, các gói mì đã đóng gói sẽ được vận chuyển qua một thiết bị quét dò tìm kim loại và dị vật. Những gói mì không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ, những gói đạt chuẩn sẽ tiếp tục đi đến khâu cuối cùng.
Đóng mì vào thùng để đưa đi tiêu thụ
Sau khi đã hoàn tất khâu kiểm tra chất lượng lần cuối, mì sẽ được sắp xếp, đóng gói vào thùng giấy với nhiều kích thước thùng khác nhau để vận chuyển đi tiêu thụ.
Tổng kết
Với những thông tin chi tiết về quy trình sản xuất mì ăn liền tiêu chuẩn công ty Cơ Khí Anpha vừa chia sẻ ở trên, mong rằng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về cách những gói mì ăn liền được sản xuất, đóng gói và đưa ra thị trường phục vụ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Những khách hàng có nhu cầu đặt mua máy đóng gói phục vụ cho công việc có thể liên hệ với công ty Cơ Khí Anpha để được tư vấn, hỗ trợ thông tin chi tiết về sản phẩm và chọn được mẫu máy đóng gói phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
Bài viết liên quan
Đường Phèn Là Gì? Ăn Đường Phèn Có Tốt Không?
Đường phèn là loại đường được sử dụng rất nhiều để chế biến ra nhiều...
Th4
Sấy Là Gì? Tác Dụng Và Các Phương Pháp Sấy Phổ Biến Hiện Nay
Phương pháp sấy được áp dụng trong nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực bởi...
Th6
Bột Gelatin Là Gì? Những Công Dụng Nổi Bật Và Cách Bảo Quản Gelatin
Bột gelatin là nguyên liệu được sử dụng vô cùng phổ biến trong ngành thực...
Th5