Sa tế được sử dụng để nêm nếm, chế biến rất nhiều món ăn ngon, giúp các món ăn làm ra thêm đậm đà về hương, sắc, vị. Mặc dù được sử dụng vô cùng phổ biến, cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn, tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa biết chính xác sa tế là gì, công dụng của sa tế ra sao hay sa tế được làm ra từ những loại nguyên liệu nào. Tất cả những điều này sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi với Cơ Khí Anpha – Anpha Tech.
Sa tế là gì?
Sa tế là một hỗn hợp gia vị gồm nhiều loại nguyên liệu, gia vị kết hợp với nhau để tạo thành. Trong đó, nguyên liệu chính của sa tế là ớt và dầu ăn. Chính vì nguyên liệu chính để làm sa tế là ớt nên hầu hết các hỗn hợp sa tế đều có màu đỏ là chủ đạo.
Ngoài ớt và dầu là hai nguyên liệu chính, trong thành phần của sa tế còn có nhiều loại nguyên liệu khác như: Tỏi, sả, riềng, tôm khô, bột ngọt, đường,…
Nguồn gốc của sa tế
Sa tế có 2 nguồn gốc khác nhau, một xuất phát từ người Mã Lai gốc Ấn Độ và một loại có nguồn gốc từ Phúc Kiến, Trung Quốc. Mỗi nơi đều có cách chế biến sa tế và sử dụng nguyên liệu khác nhau, ngày nay cả hai loại sa tế này đều trở nên khá phổ biến và được bài bán nhiều trên thị trường. Tùy vào khẩu vị hợp với loại nào mà khách hàng có thể chọn loại sa tế phù hợp để nêm nếm, chế biến thức ăn.
Những công dụng chính của sa tế
Như đã nói đến ở trên, sa tế là một loại gia vị do đó công dụng chính là dùng để chế biến thức ăn. Cụ thể như:
Sa tế giúp làm tăng vị độ cay nồng
Công dụng đầu tiên và chủ yếu của tất cả các loại sa tế trên thị trường đều là giúp làm tăng vị cay nồng, đậm đà cho món ăn bởi vị hương vị đặc trưng được tạo ra khi kết hợp nhiều loại nguyên liệu lại với nhau. Có rất nhiều món ăn khi thiếu sa tế sẽ không cho ra được mùi vị thơm ngon, hấp dẫn.
Dùng sa tế để tạo màu cho món ăn
Sa tế sử dụng nguyên liệu chính là ớt, trong quá trình chế biến, khi kết hợp với dầu ăn tạo thành hỗn hợp, và dầu cũng chuyển sang màu hơi đỏ. Khi nêm vào thức ăn, màu đỏ của sa tế giúp cho món ăn trở nên nổi bật và đầy đủ màu sắc, rất đẹp mắt. Đây cũng là một trong số những tác dụng chính không thể không kể đến của các loại sa tế.
Sa tế giúp làm tăng dậy mùi cho món ăn
Một công dụng khác cũng vô cùng quan trọng của sa tế là giúp các món ăn dậy mùi thơm, kích thích vị giác. Trong hỗn hợp sa tế có rất nhiều loại nguyên liệu như sả, tiêu, riềng, ớt, tỏi, hành,… nên khi dùng để nêm nếm, món ăn sẽ thêm thơm ngon, hấp dẫn hơn nhiều lần so với khi không sử dụng sa tế.
Một số loại sa tế được sử dụng phổ biến
Trên thị trường có khá nhiều các loại sa tế khác nhau được bày bán và được sử dụng khá phổ biến. Một vài loại sa tế nổi bật nhất có thể kể đến như:
- Sa tế kiểu Trung
- Sa tế Malaysia
- Sa tế Thái Lan
- Sa tế Việt Nam: Được chế biến theo nhiều kiểu với nhiều nguyên liệu để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Các loại sa tế Việt phổ biến có thể kể đến như: Sa tế tôm, sa tế dừa, sa tế sả, sa tế tomyum
Những món ăn thường sử dụng sa tế khi chế biến
Có rất nhiều món ăn khi chế biến cần dùng để sa tế để tăng hương vị, màu sắc và độ đậm đà cho món ăn như:
- Nghêu hấp sa tế
- Các món lẩu
- Mì trộn sa tế
- Các loại hải sản nướng sa tế
- Gà sốt sa tế,…
Lời kết
Trên đây là những thông tin giải đáp chi tiết cho bạn đọc nắm rõ sa tế là gì, công dụng của các loại sa tế, một số loại sa tế được sử dụng phổ biến và nguồn gốc ra đời của sa tế. Mong rằng với những thông tin chi tiết maydonggoi.com.vn vừa chia sẻ ở bài viết trên sẽ có ích với bạn đọc.
Bài viết liên quan
Quy Trình Sản Xuất Cơm Cháy Chà Bông Đảm Bảo Tiêu Chuẩn Vệ Sinh
Mùi vị thơm ngon của các loại gia vị kết hợp với độ giòn sần...
Th1
Đường Bột Là Gì? Công Dụng Chính Của Đường Bột
Là một loại gia vị không thể thiếu để chế biến các món ăn. Đường...
Th10
8+ Các Loại Hạt Ngũ Cốc Tốt Cho Sức Khỏe Nhất Hiện Nay
Ngũ cốc là loại thực phẩm chứa rất nhiều loại dưỡng chất, khoáng chất, các...
Th2