Quy trình sản xuất thức ăn thủy sản trở nên phổ biến hơn trong ngành công nghiệp sản xuất thức ăn hiện nay. Các đơn vị phải hiểu được quy trình thì mới có thể sản xuất thức ăn thủy sản chuẩn, chất lượng. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về quy trình sản xuất thức ăn thủy sản chuyên nghiệp qua bài viết sau đây của maydonggoi.com.vn.
Thức ăn thủy hải sản là gì?
Thức ăn thủy hải sản cung cấp dinh dưỡng và các thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản. Thức ăn này có thể ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến và bảo quản, bao gồm:
- Thức ăn dinh dưỡng và chức năng
- Nguyên liệu
- Thức ăn đậm đặc
- Thức ăn đơn
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
- Thức ăn bổ sung
- Phụ gia bổ sung
- Các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi
Việc bổ sung thức ăn cải thiện môi trường nuôi, tăng hiệu quả nuôi trồng. Tuy nhiên, sản xuất không phù hợp hoặc sự hiện diện của tác nhân vật lý, hóa học, sinh học có thể gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe thủy hải sản và người tiêu dùng.
Quy trình sản xuất thức ăn thủy sản chuyên nghiệp
Quy trình sản xuất thức ăn thủy sản chuyên nghiệp sẽ bao gồm các bước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
Bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản là chuẩn bị nguyên liệu. Để đảm bảo dinh dưỡng cho thức ăn thủy hải sản, các nguyên liệu được lựa chọn cần cung cấp các dưỡng chất sau:
- Protein, bao gồm axit amin.
- Lipid, bao gồm các axit béo thiết yếu.
- Vitamin E.
- COH (Carbohydrate) – Là nguồn năng lượng.
- Thành phần cải thiện hương vị.
- Thành phần cải thiện khả năng bảo quản và lưu trữ.
- Khoáng chất để tăng trưởng và cung cấp sắc tố.
- Các chất gắn kết.
Xử lý nguyên liệu
Nguyên liệu thô sau khi được thu mua và gom sẽ được pha chế và trộn đều với nhau. Mọi thành phần rắn cần được xay nhỏ thành kích thước đồng nhất, được gọi là nghiền thô. Đặc biệt, nếu nguyên liệu có nguồn gốc từ biển (có hàm lượng chất béo cao), nó cần được xay cùng với ngũ cốc và bánh dầu trong quá trình này.
Sàng lọc vật liệu
Trong quá trình chuẩn bị vật liệu bột, bước đầu tiên là sàng lọc để loại bỏ các vật liệu không mong muốn. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng lưới tiêu chuẩn để loại bỏ các hạt có kích thước không phù hợp. Sau khi hoàn thành bước sàng lọc, chúng ta tiếp tục vào bước trộn để kết hợp các thành phần.
Trộn nguyên liệu
Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản là trộn nguyên liệu. Sau khi vật liệu bột đã được sàng lọc, chúng được cân theo công thức và trộn lẫn với nhau để tạo thành hỗn hợp thức ăn. Trong quá trình này, các đơn vị có thể thêm các chất lỏng như dầu cá, lecithin và nước nếu cần thiết. Các phụ gia, chất kết dính, vitamin và khoáng chất cũng được thêm vào ở bước này. Việc trộn các thành phần này cần diễn ra đều đặn trong khoảng thời gian từ 20 – 30 phút để đảm bảo hỗn hợp đồng nhất.
Ép viên
Sau khi hoàn thành quá trình trộn để có được hỗn hợp đồng nhất, tiếp theo là quá trình ép viên. Trong quá trình này, hỗn hợp thức ăn được nén lại thành các miếng hình trụ. Nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và hơi nước là các thông số quan trọng cho máy ép viên. Đây là giai đoạn định hình sản phẩm trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản.
Sấy khô và đóng gói
Sau khi thức ăn đã được ép thành dạng viên, cần sấy khô đến độ ẩm dưới 10% để đảm bảo thời hạn sử dụng tốt. Các loại máy sấy khác nhau sẽ được sử dụng cho quá trình này. Sau khi đạt độ ẩm yêu cầu, thức ăn viên được làm lạnh trước khi đóng gói. Thông thường, thức ăn được đóng gói trong các túi giấy khổ cao bọc bằng polythene để tránh hư hỏng và hấp thụ độ ẩm trong quá trình vận chuyển và cất giữ.
Các đơn vị sản xuất có thể sử dụng các thiết bị đóng gói sản phẩm dạng hạt, bột…để giúp cho việc đóng gói được nhanh và tiết kiệm thời gian hơn trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản.
Bảo quản và lưu trữ thức ăn
Thức ăn thủy hải sản cần được bảo quản trong khu vực khô ráo, thoáng khí và có nhiệt độ ổn định. Các bao thức ăn nên đặt trên kệ gỗ, tránh tiếp xúc trực tiếp với sàn bê tông hoặc tường để ngăn ngừa nấm mốc Aspergillus flavius.
Thức ăn cũng cần được bảo quản tránh ánh nắng mặt trời để duy trì chất lượng vitamin và chất béo, và không nên lưu trữ quá 3 tháng sau khi sản xuất. Không sử dụng thức ăn đã bị loãng, ướt hoặc cũ để tránh thiệt hại kinh tế. Để bảo quản, có thể sử dụng chất canxi propionate và các chất chống oxy hóa như ethoxyquin, BHA và BHT.
Lưu ý cần biết khi sản xuất thức ăn thủy sản
Trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản, các đơn vị sản xuất kinh doanh cần lưu ý đến một vài điều như sau:
- Quy trình sản xuất thức ăn thủy sản phải đúng kỹ thuật
- Sử dụng nguyên liệu tốt, chất lượng ca và có nguồn gốc rõ ràng
- Không sử dụng các chất cấm
- Xây dựng công thức phối chế phù hợp cho từng loại sản phẩm
- Kiểm tra và kiểm soát hệ thống cân nạp thường xuyên
- Bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ để quy trình sản xuất ít bị lỗi
- Ghi chép lại toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất để tiện theo dõi.
Trên đây là quy trình sản xuất thức ăn thủy sản chuẩn, chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết mà Cơ Khí Anpha cung cấp có thể mang đến nhiều giá trị hữu ích với bạn đọc.
Bài viết liên quan
Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Đông Trùng Hạ Thảo
Đông trùng hạ thảo được biết đến là một loại dược liệu quý và rất...
Th6
Cách Làm Kẹo Lạc Bằng Đường Trắng Tại Nhà Đơn Giản
Kẹo lạc là món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích. Vị kẹo ngọt...
Th3
Máy Đóng Gói Dụng Cụ Nha Khoa, Y Tế Đạt Tiêu Chuẩn An Toàn
Là các sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên...
Th7