Màng PE là vật liệu được dùng rất phổ biến trong đời sống cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu bạn đọc chưa biết màng PE là gì, nguyên liệu gì được dùng để sản xuất màng PE hay quá trình sản xuất diễn ra như thế nào thì trong bài viết này, Cơ Khí Anpha sẽ chia sẻ cho bạn đọc thông tin chi tiết về màng PE và quy trình sản xuất màng PE cụ thể từng bước. Mời bạn đọc theo dõi.
Màng PE là gì?
Màng PE là một loại màng nilon rất mỏng, trong suốt không màu thường được dùng để bọc hàng hóa, thực phẩm hoặc quấn cố định hàng hóa khi cần vận chuyển.
Nguyên liệu dùng để sản xuất màng PE là các hạt nhựa nguyên sinh polyethylene mật độ thấp. Trong quá trình sản xuất màng PE, tùy vào nhu cầu sử dụng mà các chất phụ gia sẽ được thêm vào nguyên liệu.
Các loại màng PE phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường có 2 loại màng PE được sử dụng phổ biến nhất gồm:
Màng PE quấn tay
Màng PE quấn tay là loại màng có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ để tiện cho người dùng khi sử dụng để bọc thức ăn, các loại thực phẩm để thuận tiện cho việc bảo quản.
Khách hàng có thể dễ dàng mua được màng PE loại quấn tay này tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và cả các cửa hàng tạp hóa.
Màng PE quấn máy
So với màng PE quấn tay, màng PE quấn máy được dùng trên các loại máy chuyên dụng nên kích cỡ và chiều dài và cả trọng lượng của màng của màng PE quấn máy đều hơn nhiều so với loại màng PE quấn tay.
Các công đoạn chi tiết trong quy trình sản xuất màng PE
Dưới đây là các công đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất màng PE bằng 2 phương pháp phổ biến nhất hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo qua.
Quy trình sản xuất màng PE bằng phương pháp cán
Sản xuất màng PE theo phương pháp cán sẽ trải qua các bước gồm:
- Bước 1: Đầu tiên, các hạt nhựa PE sẽ được trộn chung với các loại phụ gia cần thiết nếu có.
- Bước 2: Tiếp theo, hỗn hợp nhựa PE và phụ gia sẽ được đưa vào máy đùn, thiết bị này sẽ đun nóng chảy hạt nhựa PE ở mức nhiệt từ 200 – 275 độ C. Khi hỗn hợp hoàn toàn tan chảy sẽ được lọc qua một tấm lưới nhằm loại bỏ hết các tạp chất, cặn bẩn hoặc một phần nguyên liệu chưa tan chảy xong.
- Bước 3: Kế đến, nguyên liệu vừa lọc xong sẽ được đưa đến khuôn hình chữ T để trải đều trước khi xếp thành từng trục.
- Bước 4: Khi đã được dàn đều ở khuôn chữ T, nhựa nóng chảy sẽ được đưa vào các trục để bắt đầu quá trình cán mỏng, định hình cho màng PE.
- Bước 5: Sau khi cán xong, màng PE sẽ được làm lạnh bằng cách kéo màng đi qua một bể nước kín trong môi trường chân không.
- Bước 6: Cuối cùng, sau khi đã được làm nguội hoàn toàn, màng PE sẽ được cắt ở hai cạnh, sau đó cuộn thành từng cuộn tròn với nhiều kích cỡ để phân phối ra thị trường.
Quy trình sản xuất màng PE bằng phương pháp thổi
So với phương pháp cán, sản xuất màng PE bằng phương pháp thổi có nhiều hơn một công đoạn. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Tương tự với phương pháp cán, hạt nhựa nguyên liệu sản xuất màng PE cũng được trộn đều với phụ gia nếu có.
- Bước 2: Tiếp theo là đưa nguyên liệu vào máy đùn để đun chảy. Mức nhiệt để đun nóng chạy nhựa PE và phụ gia sẽ giao động khoảng từ 200 – 275 độ C. Nhựa nóng chảy cũng được lọc qua một tấm lưới lọc để đảm bảo không bị lẫn tạp chất hay các viên nhựa chưa tan, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của màng PE thành phẩm.
- Bước 3: Tiếp đến, nhựa sau khi được lọc sạch sẽ chuyển vào khuôn hình vành khăn để tạo thành ống nhựa mỏng.
- Bước 4: Sau đó, các ống nhựa mỏng này sẽ được thổi phồng bằng lỗ không khí ở giữa khuôn vành khăn.
- Bước 5: Ống màng PE được làm nguội ngay sau đó bằng không khí tốc độ cao kết hợp với không khí lạnh.
- Bước 6: Tiếp đến, ống màng được đưa qua con lăn để cán dẹp thành màng đôi.
- Bước 7: Cuối cùng, màng PE đôi được cuộn thành cuộn màng đôi hoặc được cắt ra thành màng đơn sau đó cuộn lại.
Ứng dụng của màng PE trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống
Màng PE là vật liệu được ứng dụng rất phổ biến trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong đời sống thường ngày. Một vài ứng dụng nổi bật nhất có thể kể đến như:
- Dùng màng PE quấn, bọc thực phẩm, thức ăn để tiện cho việc bảo quản trong tủ lạnh, tránh côn trùng ruồi nhặng và bụi bẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
- Sử dụng màng PE để cuốn bên ngoài các thiết bị, linh kiện điện tử nhằm hạn chế các tác động va chạm có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
- Trong ngành nông nghiệp, màng PE cũng được sử dụng rất nhiều để bọc các loại nông sản tránh bị sâu bệnh làm hại.
- Màng PE cũng được sử dụng để đóng gói, bao bọc cho các loại hải sản đông lạnh.
- Nhờ độ đàn hồi cao và khả năng chống va đập tốt mà màng PE cũng được sử dụng khá nhiều với mục đích cố định hàng hóa khi vận chuyển.
Lời kết
Bài viết trên đây, Cơ Khí Anpha – Anpha Tech vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin chi tiết về màng PE, một loại vật liệu được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Qua những thông tin chúng tôi chia sẻ, bạn đọc đã biết chính xác màng PE là gì, các loại màng PE thông dụng, các công đoạn trong quy trình sản xuất màng PE và những ứng dụng cụ thể của màng PE trong đời sống, sản xuất. Mong rằng bài viết trên sẽ có ích với bạn đọc.
Bài viết liên quan
Cách Làm Kẹo Lạc Bằng Đường Trắng Tại Nhà Đơn Giản
Kẹo lạc là món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích. Vị kẹo ngọt...
Th3
Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Dầu Gội Thảo Dược Công Nghiệp
Gội đầu bằng các loại thảo dược tự nhiên đã được áp dụng từ xa...
Th12
Tìm Hiểu Chi Tiết Về Quy Trình Sản Xuất Xi Măng Tiêu Chuẩn Hiện Nay
Xi măng là vật liệu quen thuộc được sử dụng phổ biến trong ngành xây...
Th12