Giấm ăn là nguyên liệu được sử dụng rất phổ biến trong ngành ẩm thực để tăng hương vị và điều vị cho nhiều món ăn. Mặc dù xuất hiện và được sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống, tuy nhiên quá trình để sản xuất ra những chai giấm thành phẩm thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, công ty Cơ Khí Anpha – Anpha Tech sẽ chia sẻ đến bạn đọc chi tiết từng khâu trong quy trình sản xuất giấm theo quy mô công nghiệp và một số lợi ích của giấm đối với sức khỏe.
Quy trình sản xuất giấm ăn chi tiết
Những chai giấm ăn thành phẩm được bày bán trên thị trường đều cần trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Dưới đây là các bước cụ thể trong quy trình sản xuất giấm, bạn có thể tham khảo qua.
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu làm giấm
Các nguyên liệu dùng để sản xuất giấm là đường và nước. Với đường, ta có thể thay thế bằng các nguồn cung cấp đường tự nhiên như: táo, mật ong, gạo hay nho,… Mỗi một loại nguyên liệu sẽ tạo ra một loại giấm ăn có hương vị riêng rất đặc trưng.
Dù dùng nguyên liệu nào để sản xuất giấm, nguyên liệu sử dụng cũng cần phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tươi, mới để giấm làm ra có chất lượng tốt nhất.

Bước 2: Tiến hành lên men
Nước tinh khiết được trộn chung với nguyên liệu sau đó bắt đầu quá trình lên men. Đối với các nguyên liệu là tinh bột thì enzym sẽ tiến hành chuyển hóa tinh bột thành đường. Còn đối với các loại trái cây thì quá trình lên men được thực hiện mà không cần qua bước chuyển hóa nhờ lượng đường có sẵn.
Tiếp đó, men nấm được cho vào nguyên liệu rồi quá trình lên men chính thức bắt đầu. quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 1 – 2 tuần tùy thuộc vào môi trường và nguyên liệu làm giấm.
Bước 3: Tiếp tục lên men acetic
Sau công đoạn lên men ban đầu, giấm được thêm vi khuẩn acetic vào để tiếp tục quá trình lên men acetic. Đây là loại vi khuẩn có khả năng chuyển hóa cồn thành axit acetic giúp tạo độ chua cho giấm.Cũng như giấm, nước tương được sản xuất thông qua quá trình lên men kéo dài, đòi hỏi kiểm soát nghiêm ngặt về nhiệt độ và vệ sinh để tạo ra hương vị đặc trưng.
Quá trình lên men acetic cho giấm thường sẽ được thực hiện trong thùng gỗ hoặc bồn bằng kim loại không gỉ sét. Độ thông thoáng, nhiệt độ của khu vực lên men acetic được kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt. Tùy phương pháp cũng như loại giấm muốn sản xuất mà thời gian lên men sẽ dao động từ vài tuần đến vài tháng.
Bước 4: Lọc giấm và tinh chế
Công đoạn lọc tạp chất và tinh chế giấm thường được thực hiện hoàn toàn bằng máy móc tự động để đảm bảo tạp chất được làm sạch hoàn toàn. Giấm thành phẩm có màu trong, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Ngoài ra, để tiêu diệt hết vi khuẩn và vi sinh vật nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của giấm, nhiều đơn vị sản xuất sẽ pasteur hóa giấm ở mức nhiệt cao. Tuy nhiên công đoạn pasteur hóa thường sẽ làm giảm độ ngon của giấm.
Bước 5: Phối trộn, chiết rót và đóng chai
Sau khi giấm đã được lọc bỏ tạp chất và tinh chế. Bước tiếp theo là phối trộn giấm với nước tinh khiết để tạo ra loại giấm có nồng độ axit phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng. Tiếp đến là chiết rót giấm vào chai lọ bằng máy chiết rót chất lỏng tự động với định lượng đã được cài đặt sẵn vào hệ thống.
Cuối cùng là đóng nắp chai bằng máy đóng nắp chai, dán tem nhãn sản phẩm với đầy đủ các thông tin cần thiết lên bề mặt chai lọ rồi phân phối ra thị trường.
Quy trình sản xuất giấm ăn theo quy mô công nghiệp hầu hết đều được thực hiện bằng máy móc tự động để rút ngắn thời gian, nâng cao năng suất.

Những lợi ích của giấm ăn
Trong ẩm thực, giấm được dùng để chế biến nhiều món ăn với mục đích giúp điều vị, làm cho hương vị món ăn trở nên hài hòa, hấp dẫn.

Dùng giấm để nêm nếm thức ăn cũng mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
- Độ chua của giấm giúp kích thích dạ dày tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra các acid amin có trong giấm ăn cũng hỗ trợ tăng cường các chức năng của hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn.
- Giấm ăn là loại thực phẩm có tính kiềm, do đó bổ sung một lượng ít giấm vào khẩu phần ăn sẽ giúp trung hòa cơ thể trung hòa các axit có nguồn gốc từ thịt, cá, trứng sữa để duy trì sự cân bằng độ pH trong cơ thể.
- Một số nguyên tố vi lượng có trong thành phần của giấm ăn là yếu tố quan trọng, cần thiết để quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra ổn định, chống lại các tác nhân gây bệnh và làm chậm quá trình lão hóa.
- Trong thành phần của giấm ăn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có công dụng giúp kháng khuẩn, hỗ trợ làm đẹp da.
Ngoài ra, giấm ăn còn có nhiều tác dụng khác trong đời sống như:
- Loại bỏ mùi hôi khó chịu: Giấm cũng có tác dụng loại bỏ một số mùi hôi khó chịu nên thường được dùng để đổ vào cống bồn rửa chén, bồn rửa mặt sau đó xả lại bằng nước nóng để khử mùi.
- Đuổi kiến: Giấm ăn được nhiều người sử dụng để đuổi kiến, đuổi côn trùng bằng cách xịt giấm vào các khe nứt hoặc những vị trí kiến thường bò.
- Giúp hoa tươi lâu: Giấm ăn cũng được tận dụng để giúp cho hoa tươi lâu hơn bằng cách pha loãng khoảng 2 muỗng giấm, 1 muỗng đường vào 1 lít nước dùng để cắm hoa, hoa sẽ tươi lâu hơn so với dùng nước bình thường.
- Làm sạch các vết bẩn trên quần áo và vết gỉ sét: Một công dụng khác của giấm ăn cũng được ứng dụng rất nhiều là dùng để tẩy sạch một số các vết bẩn cứng đầu trên quần áo hoặc các vết hoen gỉ lâu ngày.
Bài viết trên đây, Cơ Khí Anpha vừa chia sẻ đến bạn một số lợi ích của giấm và các bước chi tiết trong quy trình sản xuất giấm ăn theo quy mô công nghiệp. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ, bạn đã biết giấm ăn được làm ra như thế nào và được ứng dụng ra sao trong đời sống.
Bài viết liên quan
Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Rượu Công Nghiệp
Rượu là loại đồ uống có cồn được sử dụng vô cùng phổ biến trong...
Th8
Quy Trình Sản Xuất Muối Sạch Từ Nước Biển
Muối là một loại gia vị không thể thiếu để tạo nên hương vị đậm...
Th8
Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Tiêu Sọ (Tiêu Trắng)
Tiêu sọ là một loại gia vị quen thuộc xuất hiện trong hầu hết các...
Th3