Quy Trình Sản Xuất Bột Mì Tiêu Chuẩn

Bột mì là loại thực phẩm được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn được ưa chuộng như: Bánh mì, bánh kem, sandwich, pizza… Dù là loại thực phẩm rất phổ biến, nhưng rất nhiều người chưa thật sự biết bột mì được làm từ gì, quy trình sản xuất ra sao. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng với Cơ Khí Anpha – Anpha Tech tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất bột mì, loại thực phẩm phổ biến và không thể thiếu trong mọi căn bếp hiện nay. 

Quy trình sản xuất bột mì tiêu chuẩn hiện nay

Để sản xuất ra 1kg bột mì thành phẩm phải trải qua rất nhiều các công đoạn khác nhau. Từng công đoạn trong quy trình sản xuất bột mì đều có vai trò quan trọng để quy trình được hoàn thiện và tạo ra thành phẩm có chất lượng tốt nhất. Dưới đây là chi tiết về quy trình cụ thể các bước sản xuất bột mì, bạn đọc có thể tham khảo: 

Quy trình sản xuất bột mì
Quy trình sản xuất bột mì tiêu chuẩn hiện nay

Tiếp nhận và kiểm tra nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu sử dụng để sản xuất bột mì là hạt lúa mì. Loại lúa mì dùng để sản xuất bột phải đáp ứng một vài tiêu chuẩn như: Hạt lúa mì nguyên liệu phải khô hoàn toàn, sạch sẽ, không bị hư hỏng, có mùi hay chứa các chất phụ da độc hại. 

Dư lượng chất bảo vệ thực vật và các chất nhiễm bẩn phải nằm trong mức cho phép. Hạt không bị sâu mọt…

Làm sạch nguyên liệu

Hạt lúa mì sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng và đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng sẽ được đưa đến công đoạn tiếp theo là làm sạch.

Hạt lúa mì trong quá trình thu hoạch có lẫn nhiều loại tạp chất khác nhau như lá, thân, đất, sỏi… Quá trình làm sạch sẽ loại bỏ những tạp chất này ra khỏi lúa mì để hạn chế tình trạng máy móc bị hư hỏng và đảm bảo chất lượng của bột mì khi thành phẩm. 

Trong quá trình làm sạch, độ ẩm của lúa mì nguyên liệu có thể tăng lên 3 – 3.5%.

Gia ẩm và ủ ẩm nguyên liệu

Sau khi làm sạch lúa mì sẽ được chuyển đến khâu tiếp theo là gia ẩm và ủ ẩm.

Nghiền, sàng bột mì
Nghiền, sàng bột mì

Gia ẩm là quá trình phụ nước trực tiếp lên bề mặt hạt lúa mì để hạt lúa mì tiếp xúc đều với nước nhằm giúp cho lớp vỏ của lúa mì mềm hơn.

Ủ ẩm là giai đoạn tiếp theo sau khi gia ẩm. Giai đoạn này có tác dụng giúp độ ẩm thấm đều trên toàn bộ hạt lúa mì. Lượng nước và thời gian dành cho công đoạn gia ẩm, ủ ẩm phụ thuộc vào từng loại lúa mì nguyên liệu đầu vào. Lúa mì nguyên liệu càng khô thì lượng nước và thời gian gia ẩm, ủ ẩm sẽ càng dài. Ngược lại, lúa mì không quá khô sẽ tốn ít thời gian gia ẩm, ủ ẩm hơn, từ đó tiến độ công việc cũng diễn ra nhanh hơn.

Nghiền, sàng bột mì

Công đoạn này sẽ nghiền nhỏ hạt lúa mì ra thành từng phần nhỏ hơn và làm vỡ sự liên kết của các tế bào nội nhũ. Sau khi nghiền hạt xong ta sẽ thu được một hỗn hợp gồm: Vỏ, tấm, phôi và bột của hạt lúa mì.

Sau khi hạt lúa mì đã được nghiền xong, nguyên liệu sẽ được chuyển đến công đoạn sàng. Ở công đoạn sàng này, ta sẽ loại bỏ được lớp vỏ của lúa mì và thu được bột mì.

Phối trộn

Sau khi đã thu được bột mì mịn, bột sẽ được đưa đến khâu tiếp theo để phối trộn với các nguyên liệu, các thành phần để tạo nên loại bột mì thành phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trước khi đóng gói thành phẩm và đưa đi tiêu thụ. 

Phối trộn
Phối trộn

Đóng gói bột mì và vận chuyển đi tiêu thụ

Công đoạn cuối cùng sau khi bột mì được phối trộn là đóng gói vào bao bì nilon. Bột mì sẽ được đóng gói bằng máy đóng gói bột mì chuyên dụng. Trọng lượng đóng gói bột mì khá đa dạng từ 500gr, 1kg, 5kg… Tùy nhu cầu sử dụng, người tiêu dùng sẽ chọn mua loại bột mì có kích thước phù hợp. 

Ngoài bao bì nilon, bột mì sẽ được sắp xếp gọn gàng vào những chiếc thùng giấy carton để thuận tiện cho quá trình vận chuyển đi tiêu thụ ở nhiều nơi khác nhau. 

Lời kết

Qua những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã biết chi tiết về quy trình sản xuất bột mì diễn ra như thế nào, gồm những công đoạn cụ thể ra sao. Hy vọng những thông tin Cơ Khí Anpha cung cấp đã giúp bạn có được những thông tin có ích. 

Những khách hàng cần tìm hiểu về máy đóng gói bột mì hoặc các thiết bị đóng gói bao bì chuyên dụng khác có thể đến showroom của Anpha Tech để tìm hiểu chi tiết, trải nghiệm trực tiếp hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ thông tin nhanh chóng, chính xác nhất. 

Bài viết liên quan

Dây Chuyền Tự Động Hóa Là Gì? Ứng Dụng & Lợi Ích

Tự động hóa gần như không thể thiếu ở nền công nghiệp hiện đại. Vậy...

Cách Bảo Quản Lạp Xưởng Tươi, Lạp Xưởng Khô Để Được Lâu, Không Hư Hỏng

Lạp xưởng là một loại thực phẩm được sử dụng rất phổ biến vào dịp...

Quy Cách Đóng Gói Sầu Riêng Xuất Khẩu Đạt Chuẩn, Bảo Quản Tốt

Sầu riêng là mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao, được nhiều...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *