Đạm Urê là loại phân bón được sử dụng rất phổ biến và vô cùng quen thuộc với người làm nông. Ngoài dùng làm phân bón, đạm Urê còn được sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực của đời sống. Bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng với Cơ Khí Anpha tìm hiểu phân Ure là gì, các công đoạn chi tiết của quy trình sản xuất đạm Urê và một số ứng dụng phổ biến của đạm Urê.
Đạm Urê là gì?
Đạm Urê là một hợp chất hữu cơ có chứa hàm lượng nitơ cao và có thể tồn tại ở dạng lỏng hoặc dạng tinh thể. Đối với phân đạm Urê tinh chế và ở dạng tinh thể, phân Ure rất dễ tan trong nước hoặc cũng có thể bay hơi khi gặp nhiệt độ cao.
Urê trong tự nhiên thường được tìm thấy trong nước tiểu của các loài động vật, đây là một sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình chuyển hóa protein. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng đạm Urê quá lớn nên sản phẩm này ngày nay được sản xuất công nghiệp thông qua các phản ứng hóa học để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của thị trường.
Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất đạm Urê
Để sản xuất phân đạm Urê đòi hỏi phải hệ thống công nghệ hiện đại và trải qua nhiều công đoạn. Bạn đọc muốn tìm hiểu chi tiết các công đoạn cụ thể của quy trình sản xuất đạm Urê thì có thể tham khảo thông tin Cơ Khí Anpha chia sẻ ngay dưới đây.
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất phân đạm Urê là Amoniac (NH3) được sản xuất từ khí tự nhiên. Ngoài ra còn có Carbon Dioxide (CO2), một nguyên liệu có thể thu được từ các quá trình sản xuất cũng như quá trình sản xuất khí Amoniac (NH3).
Công đoạn tổng hợp Amoniac
Amoniac được tổng hợp theo phương pháp Haber-Bosch, hydrogen và nitrogen sẽ phản ứng với nhau ở mức nhiệt độ cao từ 450 độ C – 500 độ C trong môi trường áp suất cao từ 150 – 250 atm.
Công đoạn tổng hợp Urê
Sau khi tổng hợp xong Amoniac sẽ tiến hành công đoạn phản ứng để tổng hợp phân đạm Urê. Amoniac vừa được tổng hợp xong sẽ được cho phản ứng với Carbon Dioxide ở điều kiện nhiệt độ cao và ổn định từ khoảng 160 độ C – 180 độ C và áp suất dao động trong khoảng từ 150 – 200 atm.
Phản ứng nào xảy xa theo phương trình hóa học: 2NH3 + CO2 → (NH2)2CO + H2O2 NH₃ + CO₂\rightarrow (NH₂)₂CO + H₂O2NH3 + CO2 →( NH2)2CO + H2O.
Công đoạn tinh chế đạm Urê
Sau khi tổng hợp Urê xong, công đoạn tiếp theo sẽ là tinh chế phân đạm Urê.
Hỗn hợp đạm Urê thu được sau quá trình phản ứng sẽ được tổng hợp lại, làm lạnh và tách nước, tiếp đến sẽ đưa đến khâu tinh chế để loại bỏ các tạp chất, các thành phần không mong muốn lẫn trong Urê tổng hợp được. Sau đó Urê được kết tinh và tạo thành phân đạm Urê dạng tinh thể
Đóng gói phân Ure vào bao bì
Tinh thể Urê thu được lại tiếp tục được làm sạch một lần nữa, sau đó được kiểm tra chất lượng. Urê đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển đến khu vực đóng gói để đóng bao. Bao bì dùng để đóng phân Ure thường được làm từ nhựa, nilon để tránh tình trạng không khí xâm nhập làm tinh thể Urê bị tan chảy, ẩm mốc.
Quá trình đóng gói phân đạm Urê vào bao bì được thực hiện bằng máy đóng gói tự động chuyên dụng để đảm bảo sự đồng nhất về định lượng và tiết kiệm thời gian, tăng năng suất.
Phân phối tiêu thụ
Công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất phân Ure là phân phối sản phẩm đã đóng gói bao bì xong ra thị trường để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của người nông dân.
Ứng dụng và lợi ích của đạm Urê
Đạm Urê được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như: Công nghiệp, nông nghiệp, y học và khoa học,… dưới đây là ứng dụng và lợi ích của đạm Urê trong ngành nông nghiệp và chăn nuôi, hai lĩnh vực mũi nhọn của kinh tế nước ta.
Đối với ngành nông nghiệp
Phân Ure có tác dụng giúp cây trồng sinh trưởng tốt, nâng cao năng suất đồng thời cũng giúp rút ngắn thời gian thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
Đối với ngành chăn nuôi
Đạm Urê được sử dụng như một loại phụ gia trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi, giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho vật nuôi, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển và các sản phẩm từ vật nuôi như thịt, trứng, sữa sẽ có chất lượng tốt hơn.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng đạm Urê
Khi sử dụng đạm Urê, người dùng cần chú ý đến một vài điều sau:
- Cần bảo quản phân Ure đúng cách theo hướng dẫn trên bao bì để giữ cho chất lượng của phân luôn tốt. Nên để phân ở nơi khô ráo, thoáng mát hạn chế chỗ có nhiều nước, độ ẩm cao.
- Trước khi sử dụng, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn và các khuyến cáo để tránh gây ra các tác động tiêu cực.
- Khi sử dụng phân Ure để bón cho cây trồng, nên bón khi trời mát mẻ, tránh bón phân khi trời nắng gắt hoặc mưa lớn sẽ làm phân bị bay hơi hoặc bị rửa trôi.
- Người dùng cần mang găng tay, đồ bảo hộ cẩn thận khi tiếp xúc trực tiếp với Urê.
Lời kết
Qua những chia sẻ chi tiết và cụ thể về quy trình sản xuất đạm Urê Cơ Khí Anpha vừa chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn đọc biết chính xác đạm Urê là gì, các công đoạn sản xuất và ứng dụng của phân Ure trong đời sống.
Bài viết liên quan
Quy Trình Sản Xuất Khoai Lang Sấy Dẻo Từ A – Z
Khoai lang là một mặt hàng nông sản được trồng và thu về sản lượng...
Th9
Quy Trình Sản Xuất Thức Ăn Thủy Sản Chuyên Nghiệp
Quy trình sản xuất thức ăn thủy sản trở nên phổ biến hơn trong ngành...
Th5
Uống Trà Atiso Túi Lọc Có Tốt Không? Lợi Ích Của Trà Atiso
Trà túi lọc atiso là sản phẩm được bán rất nhiều trên thị trường, rất...
Th5