Tìm Hiểu Chi Tiết Về Quy Trình Sản Xuất Thuốc Bột Chuẩn GMP

Phần lớn các loại thuốc trên trị trường đều ở dạng viên nén, viên nhộng là chủ yếu, các loại thuốc dạng bột chiếm một số lượng khá nhỏ tuy vậy thuốc bột vẫn được sử dụng rất phổ biến. Bài viết dưới đây, Cơ Khí Anpha sẽ chia sẻ chi tiết về thuốc dạng bột, ưu nhược điểm của thuốc bột và quy trình sản xuất thuốc bột đạt tiêu chuẩn. 

Thuốc bột là gì? 

Thuốc bột là những loại thuốc được điều chế với hình dạng là các hạt nhỏ ly li, tơi mịn và có chứa một hoặc nhiều loại dược chất. Đối với các loại thuốc dạng bột, khi sử dụng có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước cho thuốc hòa tan để uống, dùng bôi bên ngoài vết thương hở,…

quy trình sản xuất thuốc bột
Thuốc bột là gì?

Ưu nhược điểm của thuốc dạng bột

Các loại thuốc được sản xuất theo dạng bột có nhiều ưu nhược điểm khi sử dụng, một số ưu nhược điểm nổi bật nhất như là: 

Ưu điểm của thuốc dạng bột

  • Các loại thuốc được bào chế ở dạng bột mịn khi uống vào cơ thể dược chất được giải phóng nhanh chóng, cơ thể dễ dàng hấp thu dược chất và cho tác dụng nhanh hơn các loại thuốc dạng viên. 
  • Tỉ lệ tương tác, tương kỵ giữa các dược chất của thuốc dạng bột ít hơn so với thuốc dạng lỏng, do đó có thể kết hợp được nhiều loại thuốc dạng bột với nhau trong một đơn thuốc hoặc nhiều dược chất trong một công thức bào chế thuốc bột. 
  • Kỹ thuật để bào chế ra các loại thuốc dạng bột, không yêu cầu phải sử dụng công nghệ quá hiện đại và các khâu đóng gói, bảo quản hay vận chuyển thuốc bột đi tiêu thụ cũng dễ dàng hơn rất nhiều. 
  • So với các loại thuốc dạng viên thì quy trình sản xuất thuốc bột đơn giản hơn rất nhiều. 
  • Xét về mặt hóa học, tính ổn định của thuốc dạng bột khá tốt, tuổi thọ của thuốc dài và rất ít bị biến đổi chất trong quá trình bảo quản. 

Nhược điểm của các loại thuốc dạng bột mịn

  • Tính chất của các loại thuốc dạng bột là rất dễ hút ẩm, điều này làm đôi khi sẽ khiến cho việc bảo quản thuốc không được thuận tiện như các loại thuốc bào chế ở dạng viên nén hoặc viên nhộng.
  • Quy trình sản xuất thuốc dạng bột sẽ tạo ra nhiều bụi nên khá dễ xảy ra tình trạng nhiễm chéo, tạp nhiễm các loại dược chất với nhau nếu không cẩn thận.
  • Thuốc dạng bột không phù hợp đối với các loại dược chất có mùi khó chịu, điều này sẽ làm cho việc uống thuốc trở nên khó khăn. 
  • Thuốc dạng bột sẽ khó kết hợp với các loại dược chất ở dạng mềm hoặc lỏng.

Các công đoạn chi tiết trong quy trình sản xuất thuốc bột

Quy trình sản xuất thuốc bột phải trải qua nhiều công đoạn, mỗi một công đoạn trong trong quy trình đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác để thuốc sản xuất ra đảm bảo chất lượng tốt nhất. Dưới đây là quy trình sản xuất thuốc bột đơn.

Các công đoạn chi tiết trong quy trình sản xuất thuốc bột
Các công đoạn chi tiết trong quy trình sản xuất thuốc bột

Chuẩn bị nguyên liệu

Dược liệu sử dụng để bào chế thuốc dạng bột phải sử dụng những loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải đạt tiêu chuẩn đề ra về nguyên liệu bào chế thuốc. Đối với các loại dược liệu là thảo mộc thì cần xử lý, làm sạch, loại bỏ những phần bầm dập, hư thối chỉ giữ lại những phần lành lặn, nguyên vẹn.

Bào chế thuốc

Sau khi nguyên liệu bào chế thuốc chuẩn bị xong, dược liệu sẽ được cân chính xác theo công thức. Tiếp đến, dược liệu đã cân và định lượng xong sẽ trải qua các công đoạn bào chế trích lọc dược chất, phối trộn với các phụ liệu cần thiết. Thông thường, thuốc bột khi mới phối trộn xong sẽ ở dạng đặc sệt, lúc này hỗn hợp dược liệu sẽ được đưa khi sấy khô, loại bỏ hoàn toàn hơi nước, độ ẩm để thu về thuốc ở dạng rắn. 

Bào chế thuốc
Bào chế thuốc

Nghiền thuốc

Công đoạn nghiền có tác dụng làm cho những khối thuốc vừa được sấy khô thành dạng rắn trở thành bột mịn với kích thước rất nhỏ. Quá trình này hầu hết đều được thực hiện bằng máy móc để đảm bảo chất lượng chất lượng vệ sinh, an an toàn. 

Rây thuốc

Thuốc sau khi nghiền, tán mịn xong sẽ được lọc qua rây để đảm bảo thuốc bột thành phẩm sẽ đồng đều về độ mịn và đáp ứng được tiêu chuẩn độ mịn cần thiết đối với loại thuốc bột. 

Phần thuốc chưa đạt độ mịn theo yêu cầu sẽ được đưa đi nghiền mịn lại, sau đó tiếp tục rây. Công đoạn này được thực hiện cho đến khi hết thì thuốc bột sẽ được đưa đến khu vực khác để tiến hành đóng gói, dán tem nhãn. 

Rây thuốc
Rây thuốc

Đóng gói thuốc

Công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất thuốc bột là đóng gói thuốc vào bao bì, in ấn đầy đủ các thông tin chi tiết về thành phần dược chất, hạn dùng, đơn vị sản xuất,…

Sau khi đóng gói và in ấn thông tin xong, thuốc sẽ được đưa vào kho để bảo quản sau đó phân phối đi tiêu thụ. 

Lời kết 

Bạn đọc vừa tham khảo qua những thông tin chi tiết về các loại thuốc được sản xuất ở dạng bột, ưu nhược điểm của thuốc bột và các công đoạn chi tiết trong quy trình sản xuất thuốc bột đạt tiêu chuẩn GMP. Mong rằng những chia sẻ ở trên của công ty Cơ Khí Anpha đã giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích.

Bài viết liên quan

Quy Trình Sản Xuất Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Đạt Chuẩn Hiện Nay

Thuốc trừ sâu sinh học là giải pháp bảo vệ cây trồng khỏi sự phá...

Hướng Dẫn Đóng Gói Linh Kiện Điện Tử Đảm Bảo An Toàn Khi Vận Chuyển

Chất lượng của các mặt hàng linh kiện điện tử rất dễ bị ảnh hưởng...

Máy Đóng Gói Thuốc Thú Y tại Anpha Tech

Máy đóng gói thuốc thú y là thiết bị quan trọng không thể thiếu đối...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *