Chả lụa là một món ăn mà trước đây thường chỉ được dùng để bày biện trên các mâm cỗ, mâm tiệc vào các dịp quan trọng. Ngày nay, nền kinh tế phát triển, đời sống người dân khá giả hơn, chả lụa cũng dần trở thành một món ăn bình dân được sử dụng phổ biến trong các món ăn, các mâm cơm thường ngày. Tuy được biết đến là một món ăn ngon hầu hết mọi người đều ưa thích, tuy nhiên không phải ai cũng biết quy trình sản xuất chả lụa, do đó trong bài viết dưới đây, Anpha Tech sẽ chia sẻ đến bạn đọc các công đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất chả lụa, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.
Các công đoạn chi tiết trong quy trình sản xuất chả lụa
Quy trình để làm ra những đòn chả lụa thơm ngon, hương vị đậm đà cần trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về các công đoạn trong quy trình sản xuất chả lụa Cơ Khí Anpha chia sẻ dưới đây.
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu chính để làm chả lụa là thịt heo cần phải chuẩn bị để sản xuất chả lụa. Bên cạnh đó còn có các loại gia vị, phụ gia để giúp cho món chả làm ra có hương vị hấp dẫn, ấn tượng nhất.
Thịt heo cần chọn loại heo nóng mới mổ trong ngày để đảm bảo độ tươi của thịt thì khi chả làm xong sẽ thơm ngon và chất lượng hơn. Thịt dùng để làm chả lụa gồm cả thịt nạc và thịt mỡ.
Các loại gia vị cần chuẩn bị để làm chả lụa gồm có: Muối, đường, bột ngọt (có thể có hoặc không), hạt tiêu, nước mắm, hành tím, tỏi, một ít bột năng…
Xử lý nguyên liệu làm chả lụa
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, bước tiếp theo là tiến hành xử lý các nguyên liệu đã chuẩn bị.
Thịt nạc heo mua về cần được làm sạch kỹ với nước, lọc bỏ các phần gân trên thớ thịt, làm sạch xong thì cắt thành từng khối nhỏ với kích thước khoảng 4 – 5cm sau đó đưa đi cấp đông ở mức nhiệt -5 độ C.
Đối với thịt mỡ thì cần chọn thịt mới, đảm bảo chất lượng, chưa qua đông lạnh, không có mùi. Thịt mỡ mua về cũng tiến hành làm sạch, cắt thành khối rồi cấp đông tương tự với thịt nạc.
Hành tím, tỏi cần bóc bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài, rửa sạch và để ráo nước.
Xay thô
Thịt sau khi cấp đông đủ thời gian thì lấy ra, rã đông để tiến hành công đoạn xay thịt thô. Nhiệt độ của thị khi xay không được cao hơn 12 độ C, tốt nhất là duy trì trong khoảng từ 1 – 2 độ C bằng cách cho khoảng ⅓ đá xay nhỏ vào cùng với thịt khi xay.
Thịt mỡ và thịt nạc sẽ xay riêng trong hai cối khác nhau.
Xay nhuyễn
Sau khi xay thô xong tất cả nguyên liệu, cho phần thịt mỡ đã xay thô vào cối xay thịt nạc cùng với bột năng và các loại gia vị hành, tỏi, muối, đường, tiêu vào xay cùng một lượt.
Sau đó, cho tiếp ⅓ đá và xay cho đến khi thịt trong cối mịn, có độ bóng, dẻo, thơm và không còn dính lên thành cối xay là được.
Định hình và gói chả lụa
Nguyên liệu làm chả lụa sau khi xay xong sẽ được cho vào khuôn làm sẵn để định hình và đưa đi hấp chín.
Ngoài ra, nếu không định hình bằng khuôn, bạn cũng có thể định hình cho chả lụa bằng cách sử dụng lá chuối rồi gói thủ công thành từng đòn có hình dáng gần giống với đòn bánh tét. Trong khi gói cần cố định thật chắc chắn các đầu mối để tránh bị nước vào khi đưa chả đi hấp.
Hấp chả lụa
Sau khi định hình cho chả lụa xong xuôi, công đoạn tiếp theo trong quy trình sản xuất chả lụa là hấp chả.
Chả lụa cần được hấp trong khoảng thời gian từ 95 phút. Trong đó, 15 phút đầu tiên là thời gian gia nhiệt, sau khi đạt được mức nhiệt độ cần thiết từ 90 – 100 độ C thì điều chỉnh và giữ nguyên mức nhiệt độ này trong khoảng 70 phút tiếp theo để làm chín chả.
Làm nguội
Chả hấp xong sẽ được vận chuyển đến một khu riêng để làm nguội bằng quạt hoặc cũng có thể để cho chả tự nguội tự nhiên ở mức nhiệt độ phòng.
Đóng gói vào bao bì
Chả lụa sau khi nguội sẽ được đưa đi đóng gói vào bao bì, hút chân không cẩn thận bằng thiết bị máy đóng gói chả lụa, máy hút chân không thực phẩm chuyên dụng. Công đoạn này có tác dụng không để chả tiếp xúc với không khí, nhờ đó mà thời gian sử dụng, thời gian bảo quản chả được lâu hơn.
Đưa đi bảo quản, tiêu thụ
Chả lụa sau khi đóng gói vào bao bì, hút chân không xong thì sẽ được đưa và kho lạnh để bảo quản, hoặc cũng có thể được vận chuyển đi phân phối ra thị trường để tiêu thụ bằng xe vận chuyển chuyên dụng.
Lời kết
Bạn đọc vừa tham khảo qua một số thông tin chi tiết về sản phẩm chả lụa và quy trình sản xuất chả lụa do công ty Cơ Khí Anpha – Anpha Tech tìm hiểu, chia sẻ. Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ có ích với bạn đọc, giúp bạn biết được các công đoạn để làm ra những đòn chả lụa thơm ngon, được dùng phổ biến trong các bữa ăn thường ngày.
Bài viết liên quan
Quy Trình Sản Xuất Nước Cam Ép Đóng Chai
Cam là loại quả chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất cần thiết và có...
Th4
Quy Trình Sản Xuất Nước Mắm Phú Quốc Chuẩn Truyền Thống
Nước mắm Phú Quốc là một loại đặc sản được sản xuất trực tiếp tại...
Th5
Đậu Phộng Là Gì? Lợi Ích Sức Khỏe Của Đậu Phộng
Đậu phộng là thực phẩm quen thuộc đối với người Việt. Mặc dù bạn sử...
Th5