Dầu mè là gì? Công dụng, cách dùng và một số lưu ý

Dầu mè (hay dầu vừng) là một nguyên liệu quen thuộc, được sử dụng trong rất nhiều món ăn của người Á Đông. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Cơ Khí Anpha – Anpha Tech tìm hiểu chi tiết dầu mè là gì, những lợi ích của dầu mè và một vài điều cần chú ý khi bảo quản, sử dụng dầu mè đúng cách.

Dầu mè là gì?

Dầu mè, hay còn gọi là dầu vừng, là một loại dầu thực vật được chiết xuất trực tiếp từ hạt của cây mè (tên khoa học: Sesamum indicum). Loại nguyên liệu này được dùng chủ yếu trong chế biến thức ăn, giúp cho hương vị món ăn được làm nổi bật và kích thích thích vị giác. Ngoài ra, dầu mè cũng có tác dụng hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, chăm sóc da, răng miệng và da đầu,…

Dầu mè là gì?
Dầu mè là gì?

Thành phần dinh dưỡng của dầu mè

Tham khảo bảng giá trị dinh dưỡng có trong 14g, khoảng 1 muỗng canh dầu mè.

Thành phần Hàm lượng ước tính (trong 1 muỗng canh) Lợi ích chính
Calo ~120 kcal Cung cấp năng lượng
Chất béo không bão hòa đa ~5.8g (Omega-6) Hỗ trợ sức khỏe tim mạch, não bộ
Chất béo không bão hòa đơn ~5.3g (Omega-9) Giảm cholesterol xấu (LDL)
Vitamin E ~0.2mg Chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào
Sesamin & Sesamolin ~50-60mg Hợp chất Lignan chống viêm, bảo vệ gan

Phân loại dầu mè trên thị trường

Dầu mè thường được phân loại theo hai cách là dựa vào màu sắc hạt mè và phương pháp ép dầu.

Phân loại dầu mè theo màu hạt

Dựa vào màu sắc hạt, dầu mè được chia thành 2 loại gồm: dầu mè trắng và dầu mè đen.

Dầu mè trắng là loại dầu được ép từ hạt mè trắng, có màu vàng sáng, hương thơm nhẹ, vị béo dịu. Loại này thường được dùng để trộn salad, làm sốt hoặc nêm vào các món súp cho trẻ em.

Còn dầu mè đen được ép từ hạt mè đen nên có màu sẫm và hương thơm nồng hơn. Dầu mè đen được ưa chuộng trong các món ăn cần tạo mùi đặc trưng hoặc trong y học cổ truyền để bồi bổ sức khỏe.

Phân loại dầu mè theo màu hạt - Dầu mè đen
Phân loại dầu mè theo màu hạt – Dầu mè đen

Phân loại theo phương pháp ép

Dựa vào phương pháp dùng để ép, dầu mè được chia làm 2 loại là: Dầu mè sống (ép lạnh) và dầu mè chín (ép khi đã rang).

Dầu mè sống là loại dầu được ép lạnh (hạt mè còn sống) để giữ lại gần như toàn bộ vitamin và khoáng chất, thường được dùng để ăn trực tiếp, trộn gỏi, làm đẹp hoặc dùng cho các món không cần nhiệt độ cao.

Dầu mè chín (rang) được ép sau khi đã rang chín nên có hương thơm đậm đà đặc trưng hơn. Loại này thường được thêm vào công đoạn cuối cùng của các món xào, nướng, súp, cháo để dậy mùi thơm.

Những lợi ích của dầu mè đối với sức khỏe

Nhờ thành phần có chứa hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, dầu mè là loại thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng. Một vài lợi ích nổi bật như:

Bảo vệ tim mạch

Dầu mè là thực phẩm chứa nhiều axit béo không bão hòa đa và đơn (khoảng 82%), đặc biệt là axit linoleic. Các chất béo lành mạnh này giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) và triglycerides trong máu, từ đó giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Hỗ trợ xương khớp

Với công dụng giúp chống viêm cùng hàm lượng lớn các chất như canxi, photpho và đồng,… dầu mè có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng sưng đau ở những người bị bệnh viêm khớp. Giúp cho hệ xương trở nên khỏe mạnh, chắc khỏe, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp.

Chăm sóc da

Hàm lượng Vitamin E và các chất chống oxy hóa trong dầu mè giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím, sự ô nhiễm của môi trường, duy trì độ ẩm cho da, tránh tình trạng da bị khô ráp do mất nước và ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn. Đây cũng là thành phần được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da.

Bạn có thể dùng dầu mè để chăm sóc da bằng cách thoa một lớp dầu mè mỏng nhẹ lên mặt sau đó massage nhẹ nhàng rồi rửa sạch bằng sữa rửa mặt.

Chăm sóc tóc và da đầu

Dầu mè có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm nên thường được dùng để chăm sóc tóc, ngăn ngừa gàu xuất hiện và cải thiện sức khỏe da đầu, giúp tóc bóng mượt, khỏe mạnh.

Bạn có thể chăm sóc tóc với dầu mè bằng cách thoa trực tiếp dầu mè lên tóc sau đó massage nhẹ nhàng rồi ủ khoảng 20-30 phút. Sau khi ủ tóc xong thì làm sạch đầu bằng dầu gội.

Lợi ích trong chăm sóc tóc và da đầu của dầu mè
Lợi ích trong chăm sóc tóc và da đầu của dầu mè

Chăm sóc sức khỏe răng miệng

Dầu mè có khả năng kháng viêm nên khi pha dầu mè với nước để súc miệng trong khoảng 5-10 phút mỗi sáng sẽ giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn Streptococcus mutans, nguyên nhân chính gây sâu răng và hôi miệng, giúp hơi thở thơm tho hơn.

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Thành phần của dầu mè chứa sesamin có tác dụng hỗ trợ kiểu soát đường huyết trong máu, cải thiện độ nhạy của insulin. Do đó đây là mộ loại thực phẩm rất tốt cho những người đang gặp vấn đề về đường huyết, đặc biệt là những người bị bệnh tiểu đường loại 2.

Tăng hương vị, kích thích vị giác và hỗ trợ tiêu hóa

Dầu mè thường được thêm vào nhiều món ăn sau khi hoàn tất các bước nấu và đã tắt bếp. Mùi thơm của dầu mè giúp cho món ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn, giúp kích thích vị giác và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Những tác hại khi quá lạm dụng dầu mè

Dầu mè mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe như:

  • Gây tăng cân: Dầu mè là loại thực phẩm chứa lượng hàm lượng calo cao, vì vậy nếu lạm dụng và tiêu thụ quá nhiều sẽ dẫn đến nguy tăng cân.
  • Gây kích ứng da: Dù mang lại nhiều tác dụng làm đẹp da, nhưng nếu sử dụng dầu mè quá nhiều có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến tình trạng bị kích ứng hoặc nổi mụn.
  • Gây mất cân bằng Omega-6: Thành phần của dầu mè chứa nhiều omega-6 và ít omega-3. Khi dùng quá nhiều dầu mè, tỷ lệ omega-6 quá cao có thể gây ra các phản ứng viêm trong cơ thể.

Cách sử dụng dầu mè

Để dầu mè phát huy tối đa tác dụng về hương vị và dưỡng chất thì bạn cần biết cách sử dụng đúng. Dưới đây là một vài cách dùng dầu mè phổ biến và tốt nhất.

Làm nước chấm, sốt salad

Đối với những món chấm, bạn cũng có thể thêm vài muỗng dầu mè vào nước chấm hoặc cho trực tiếp vào salad sẽ giúp món ăn thêm dậy vị và thơm ngon hơn.

Làm nước chấm, sốt salad
Làm nước chấm, sốt salad

Dùng để nêm cuối món

Dầu mè có mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng để nêm vào các món cháo, súp, canh nóng sau khi đã tắt bếp. Cách dùng này vừa phát huy được mùi thơm giúp món ăn thêm hấp dẫn, đồng thời giữ lại trọn vẹn vitamin và dưỡng chất có lợi.

Ướp thịt nướng, xào nhanh trên lửa vừa

Đối với loại dầu mè được ép khi đã rang chín, điểm chịu nhiệt của nó là 177°C nên bạn có thể dùng để ướp thịt khi nấu những món chỉ cần xào nhanh qua lửa vừa.

Hướng dẫn bảo quản dầu mè đúng cách

Dầu mè là loại thực phẩm dễ bị oxy hóa và biến chất nếu không được bảo quản đúng cách. Dưới đây là một số cách bảo quản dầu mè giữ được chất lượng tốt nhất.

  • Đựng dầu mè trong chai lọ tối màu: Nên đựng dầu mè trong chai thủy tinh tối màu để ngăn ánh sáng mặt trời phá hủy các hợp chất dinh dưỡng, làm giảm chất lượng dầu.
  • Để dầu mè ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao: Chai đựng dầu mè nên được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ lý tưởng là dưới 25°C. Tránh đặt dầu mè gần bếp và tránh để ánh nắng rọi trực tiếp chai.
  • Đậy kín nắp sau khi dùng: Sau mỗi lần dùng xong cần đóng thật chặt nắp chai để ngăn không khí xâm nhập làm dầu mè bị oxy hóa, biến chất.
  • Thời hạn sử dụng: Dầu mè sau khi mở nắp nên dùng hết trong vòng từ 6-8 tháng là tốt nhất. Tránh để lâu làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của dầu mè.

Câu hỏi thường gặp

Tổng hợp, giải đáp một số thắc mắc của nhiều người về dầu mè.

Tổng hợp, giải đáp một số thắc mắc của nhiều người về dầu mè.
Tổng hợp, giải đáp một số thắc mắc của nhiều người về dầu mè.
  1. Dầu mè có chiên rán ở nhiệt độ cao được không?

Không nên dùng dầu mè để chiên rán ở nhiệt độ cao, đặc biệt là dầu mè ép lạnh do loại này có điểm bốc khói thấp, dễ bị cháy và biến đổi thành chất có hại ở nhiệt độ cao, chỉ phù hợp để nêm nếm, trộn salad, làm nước sốt.

Riêng đối với dầu mè rang, loại này có thể chịu được nhiệt độ khoảng 177°C nen có thể dùng để xào nấu với các món xào nhanh trên lửa vừa.

  1. Dầu mè có giúp giảm cân không?

Không. Dầu mè chứa nhiều calo, không có tác dụng giúp giảm cân. Tuy nhiên vì dầu mè chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe nên những người đang trong chế độ giảm cân cũng có thể dùng 1 lượng vừa phải.

  1. Dầu mè có khác gì so với dầu ăn thường?

Các loại dầu ăn thông thường (như dầu đậu nành, dầu cọ) thường được tinh luyện để chịu nhiệt độ cao và có mùi vị trung tính. Còn dầu mè có hương thơm nồng đặc trưng và giàu chất chống oxy hóa hơn, chủ yếu dùng để gia tăng hương vị.

  1. Dầu mè có ăn sống được không?

Hoàn toàn được. Dầu mè ép lạnh được khuyên dùng để ăn sống (trộn salad, thêm vào súp sau khi nấu) sẽ giữ lại trọn vẹn giá trị dinh dưỡng của nó.

Lời kết

Dầu mè không chỉ là một gia vị giúp món ăn thêm phần hấp dẫn mà còn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, xương khớp và làn da. Hy vọng những thông tin chi tiết Cơ Khí Anpha – Anpha Tech vừa chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc dầu mè là gì, những lợi ích của dầu mè đối với sức khỏe và biết cách sử dụng hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả của loại thực phẩm này.

Bài viết liên quan

Cách Chiết Xuất Tinh Dầu Hiệu Quả, Đơn Giản Tại Nhà

Để chiết xuất được tinh dầu từ bất kỳ một nguyên liệu nào cũng cần...

Tổng Hợp Các Cách Bảo Quản Rau Trong Tủ Lạnh Tươi Lâu

Rau củ là nguyên liệu không thể thiếu khi chế biến thức ăn, đây là...

Sấy Phun Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Công Nghệ Sấy Phun

Sấy phun là công nghệ sấy hiện đại hàng đầu hiện nay và được sử...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Phone