Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Giấy Từ A – Z

Giấy là một vật liệu quen thuộc và đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, được sản xuất và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về vai trò của chất liệu giấy, các bước cụ thể của quy trình sản xuất giấy trong bài viết Cơ Khí Anpha – Anpha Tech chia sẻ dưới đây.

Vai trò của giấy trong đời sống

Giấy là vật liệu được sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống, phục vụ cho nhiều mục đích, ngành nghề và lĩnh vực khác nhau như:

  • Lĩnh vực giáo dục: Giấy được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực như: Dùng để in sách, làm tập vở, giấy note, giấy kiểm tra,…
  • Ứng dụng trong ngành in: Trong ngành in ấn, giấy được dùng để sản xuất thùng carton, bao bì hộp, túi, các ấn phẩm quảng cáo, ấn phẩm văn phòng,…
  • Ứng dụng trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật: Trong lĩnh vực sáng tạo và nghệ thuật, giấy thường được dùng để vẽ tranh, làm các món đồ thủ công mỹ nghệ,…
  • Ứng dụng trong cuộc sống thường ngày: Giấy cũng sản xuất thành nhiều sản phẩm sử dụng trong các hoạt động sống thường ngày như: Làm khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy gói quà,…

Các bước chi tiết trong quy trình sản xuất giấy

Một quy trình sản xuất giấy tiêu chuẩn gồm các bước chi tiết như sau:

quy trình sản xuất giấy
Quy trình sản xuất giấy

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất giấy

Có 2 nguyên liệu chính được sử dụng để sản xuất giấy là gỗ và giấy tái chế (giấy vụn).

  • Gỗ: Gỗ dùng để sản xuất giấy là thân của nhiều loại cây hay gỗ vụn, mùn cưa đều có thể sử dụng được. Riêng thân cây gỗ, một vài loại cây thường được trồng để lấy gỗ sản xuất giấy như: Cây sồi, cây bạch đàn, cây thông, cây dương hay cây tre,…
  • Giấy tái chế: Giấy vụn dùng để sản xuất giấy là các loại giấy đã qua sử dụng như: Báo giấy, tạp chí, tập vở, tài liệu, các loại bao bì giấy, thùng đóng hàng bằng giấy,… Tất cả đều có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất giấy.
Gỗ - nguyên liệu sản xuất giấy
Nguyên liệu sản xuất giấy

Bước 2: Xử lý nguyên liệu làm giấy

Nguyên liệu sau khi thu gom, chọn lọc xong sẽ tiến hành xử lý. Mỗi loại nguyên liệu được xử lý theo một cách riêng.

Xử lý nguyên liệu theo phương pháp cơ học:

  • Xử lý gỗ: Thân cây còn nguyên vỏ trước tiên sẽ được bóc tách, loại bỏ lớp vỏ mềm bên ngoài, chỉ giữ lại phần gỗ cứng. Thân cây gỗ, các loại gỗ vụn được làm sạch tạp chất bằng nước, sau đó được cưa rồi nghiền nhỏ.
  • Xử lý giấy tái chế: Giấy tái chế sau khi thu gom xong được đưa vào máy nghiền để nghiền nhỏ tạo thành bột mịn. Tiếp đến sẽ tiến hành loại bỏ hoàn toàn chất kết dính và mực in trên giấy bằng các loại hóa chất chuyên dụng.

Xử lý nguyên liệu sản xuất giấy theo phương pháp hóa học:

  • Sau khi xử lý cơ học. Tất cả nguyên liệu gồm bột gỗ lẫn bột giấy vụ đều được tiến hành xử lý theo phương pháp hóa học. Nguyên liệu được đun sôi trong khoảng 15 tiếng nhằm tách xenlulozo ra khỏi bột gỗ. Tiếp đến là tiến hành tẩy trắng đối với các loại giấy có yêu cầu độ trắng cao.

Bước 3: Thêm các chất phụ gia cần thiết

Tiếp theo, bột giấy được bổ sung thêm các chất phụ gia cần thiết rồi được dập ép bằng các loại máy móc chuyên dụng với lực tác động mạnh. Dưới tác động của lực, bột gỗ trở nên nhỏ và mịn hơn.

Lượng phụ gia thêm vào bột giấy để sản xuất ra giấy thành phẩm chiếm đến 30% trong tổng số nguyên liệu. Các phụ gia được thêm vào bột giấy thường có các loại phổ biến như: Phấn, tinh bột, cao lanh, blanc fixe,… Các thành phần phụ gia được thêm vào bột giấy có ảnh hưởng trực tiếp đến độ mịn, độ trong đục và cả độ bóng của giấy thành phẩm. Chính vì vậy mà chất lượng của giấy phụ thuộc rất nhiều vào thành phần phụ gia được thêm vào và phối trộn với bột gỗ.

Bước 4: Kéo giấy

Hỗn hợp bột giấy sau khi được thêm phụ gia sẽ được đưa vào máy kéo giấy. Tại đây, hỗn hợp bột giấy và nước (phần lớn là nước) được phun lên một tấm lưới bằng kim loại để tạo thành một lớp giấy mỏng đồng đều. Các lỗ nhỏ li ti trên mặt lưới sẽ giúp thoát bớt nước để bề mặt giấy khô ráo.

Bước 5: Sấy khô, hoàn thiện

Tiếp đến, những tấm giấy trên lưới này tiếp tục được đưa đến khu vực sấy để loại bỏ hoàn toàn độ ẩm trên giấy. Sau khi hoàn tất công đoạn sấy khô thì về cơ bản, giấy đã thành phẩm.

Bước 5: Sấy khô, hoàn thiện
Bước 5: Sấy khô, hoàn thiện

Bước 6: Cắt giấy theo khổ, đóng gói

Giấy sau khi sấy khô và hoàn thiện sẽ được cắt theo nhiều kích thước, khổ giấy khác nhau như khổ A0, khổ A1, khổ A2, khổ A3,… Việc cắt giấy thành nhiều khổ sẽ đáp ứng được cho nhu cầu sử dụng giấy đa dạng của thị trường. Giấy cắt xong được đóng gói thành từng ram rồi xếp vào thùng, tiếp tục đóng thùng. Mỗi thùng thường chứa khoảng 5 ram giấy.

Bước cuối cùng của quy trình sản xuất giấy là phân phối ra thị trường để tiêu thụ, phục vụ nhu cầu sử dụng đa dạng của thị trường.

Lời kết

Bài viết trên đây, Cơ Khí Anpha – Anpha Tech vừa chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về các công đoạn trong quy trình sản xuất giấy và một vài ứng dụng cụ thể của giấy trong các lĩnh vực đời sống. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ có ích với bạn đọc.

Bài viết liên quan

Máy Chiết Rót Chất Lỏng Chuyên Nghiệp Sản Xuất Bởi Anpha Tech

Máy chiết rót chất lỏng là thiết bị được rất nhiều xưởng sản xuất sử...

Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Nến Thơm Công Nghiệp

Nến thơm là sản phẩm được ưa chuộng và sử dụng phổ biến bởi hương...

Cung Cấp Dây Chuyền Đóng Gói Bao Bì Tự Động Chuyên Nghiệp

Việc đóng gói hàng hóa, sản phẩm bằng các dây chuyền đóng gói tự động...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *